Tuyển tập nhận định văn học theo chủ đề

Ngày 01/06/2023 10:03:18, lượt xem: 24170

------------------------------

 

I. Nhận định về đặc trưng của thơ

1. “Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt / Một mật ngọt thành đòi vạn chuyến ong bay”. (Chế Lan Viên)

2. “Thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật tràn đầy”. (Tố Hữu)

3. “Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Hô-me-rơ đến kinh thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế”.

(Hoài Thanh)

4. “Thơ là thư kí chân thành của trái tim”. (Duy- bra- lay)

5. “Thơ là thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. (Sóng Hồng)

6. “Thơ cũng như nhạc có thể trở thành một sức mạnh phi thường khi nó chinh phục được trái tim của quần chúng nhân dân”. (Sóng Hồng)

7. “Thơ ca là nhạc của tâm hồn” (Vonte)

8. “Thơ là sự giao động giữa âm thanh và ý nghĩa” (Vonte )

9. “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ” (Viên Mai)

10. “Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc” (Cổ nhân xưa).

11. “Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm” (Leonardo De Vinci).

 

II. Nhận định về chi tiết trong tác phẩm

1."Truyện có thể có cốt truyện, có thể không có cốt truyện, nhưng không thể nghèo chi tiết. Nếu thế truyện sẽ như nước lã." (Nguyên Ngọc)

2. “Chi tiết là bụi vàng của tác phẩm” (Pautopxki) 

4. “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” (M.Gorki)

5. "Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa là một chi tiết chân thực còn cần đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực tưởng tượng của nhà văn về cuộc sống và con người" (Bùi Việt Thắng).

6. “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết " (Từ điển thuật ngữ văn học)

 

III. Nhận định về tình huống truyện

1. "Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người". (Nguyễn Minh Châu)

2. “Tình huống truyện như một lát cắt trên thân cây cổ thụ mà qua từng đường vân thớ gỗ, ta có thể thấy được trăm năm của một đời thảo” (Nguyễn Minh Châu).

3. “Khi đề cập đến truyện ngắn, một yếu tố không thể thiếu đó là tình huống: Tình huống của câu chuyện và tình huống của nhân vật. Nhờ biết đặt câu chuyện và nhân vật vào những tình huống tiêu biểu những tình huống đặc biệt ( X. L. Rubinstein).

5. "Trên cơ thể con người cũng như trên" cơ thể "cuộc đời, có những" huyệt "điểm nào đó, có thể làm rung động toàn thể. Truyện ngắn nhằm vào đó. Truyện ngắn điểm nguyệt hiện thực bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong khuôn mặt cuộc sống hàng ngày. Nhìn chung, mọi truyện ngắn bao giờ cũng được xây dựng trên một tình huống, khai thác tình huống ấy.." (Nguyên Ngọc).

 

IV. Nhận định về giá trị nhân đạo

1. “Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho dòng nước mắt, và biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên”. (Đặng Tiến - Vũ trụ thơ)

2. “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự níu giữ mãi mãi. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo”. (Nguyên Ngọc).

3. “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người”. (Đặng Thai Mai).

4. “Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao nhiêu trên thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh những giọt nước mắt ở đời”. (Nguyễn Văn Thạc).

5. “Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người” (Hoài Chân).

6. “Tư tưởng nhân đạo xuyên suốt văn học từ xưa đến nay. Khái niệm nhân đạo có những tiền thân của nó, trong lời nói thông thường đó là “tình thương, lòng thương người” (Lê Trí Viễn)

7. “Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con người mà hạt nhân căn bản là lòng yêu thương con con người” (Từ điển văn học)

8. “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng máu nóng của mình cho nhân loại” (Lev Tolstoy).

 

V. Nhận định về nhân vật

1. “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết trong một sáng tác” (Tô Hoài).

2. “Các nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống mà là hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”. (Bê-ông Brit).

3. “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả con người và con đường đi của học trong xã hội. Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề phải thông qua nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc. Một cuốn tiểu thuyết có viết được hay không là ở chỗ nó có tạo ra được nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được hay không”. (Nguyễn Đình Thi).

 

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS
Youtube Học Văn Chị Hiên

Instagram Học Văn Chị Hiên
Tiktok Học Văn Chị Hiên

 

Tin liên quan