Phân tích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Phần 2

Ngày 09/11/2018 23:04:02, lượt xem: 2890

3. Phân tích

3.1. Giải thích tựa đề

"Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm".

             Lời tựa đã thể hiện toàn bộ nội dung cũng như mâu thuẫn, băn khoăn của chính tác giả- Mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô cũng chưa được giải quyết dứt khoát. Tác giả nhận thức được mâu thuẫn giữa lợi ích bức thiết của dân chúng và niềm mong muốn có được một công trình nghệ thuật vĩ đại cho dân tộc. Tác giả băn khoăn: không thể hi sinh lợi ích bức thiết của dân chúng nhưng vẫn mong có một công trình nghệ thuật như Cửu Trừng Đài.

            Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân trong hồi năm vẫn chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện ở phần cuối cùng của vở kịch. Quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, phá hủy Cửu Trùng Đài. Bản thân Vũ Như Tô bị giết nhưng vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình. Vũ Như Tô không đứng về phe Lê Tương Dực nhưng vẫn muốn hoàn thành công trình nghệ thuật. Chính tác giả cũng băn khoăn vì kết thức này.

            Việc quần chúng giết Vũ Như Tô có lí đúng: nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì chắc Lê Tương Dực không thể xây được Cửu Trùng Đài, gây thiệt hại cho nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân trong cơn nông nổi, giận dữ, có thể chưa hiểu hết Vũ Như Tô. Quần chúng lúc đó cũng chưa nghĩ đến công sức của chính mình bỏ ra cho công trinh nghệ thuật mà có thể lưu lại cho con cháu muôn đời sau. Việc nổi dậy giết Lê Tương Dực là đúng, việc tạm hoãn xây Cửu Trùng Đài là đúng nhưng việc giết Vũ Như Tô là quá tay và việc phá hủy Cửu Trùng Đài là không nên. Trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, việc mong muối ứo được một Cửu Trùng Đài là không đúng. Nghệ thuật không thể đứng cao hơn cuộc sống, cao hơn cả sự sống còn của nhân dân. Khát vọng và động cơ của Vũ Như Tô là chính đáng, nhưng xây Cửu Trùng Đài là không nên vì lúc đó là chất thêm một gánh nặng cho dân chúng.

             Đan Thiềm và Vũ Như Tô là người quá say mê nghệ thuật mà quên cả thực tế. Nhưng sự đam mê ấy luôn phải có sự tỉnh táo của người công dân quan tâm đến lợi ích của dân chúng, phải có hành vi ứng xử đúng, hợp với hoàn cảnh thực tế. Nói cầm bút chẳng qua cùng là một bệnh với Đan Thiềm, phần nào tác giả chưa dứt khoát với quan niệm nghệ thuật thuần túy, ít nhất là trong tác phẩm này.

3.2. Nhân vật Vũ Như Tô – nhân vật của bi kịch

            Bi kịch là một thể loại kịch thể hiện mối xung đột không điều hoà được giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, lí tưởng và thực tại,… để dẫn đến kết thúc thường là cái chết bi thảm, sự thất bại hoặc hi sinh của nhân vật chính diện gây cảm xúc đau thương mãnh liệt cho người đọc, người xem.

            Nhân vật bi kịch là những nhân vật mắc vào những mâu thuẫn, nghịch cảnh oan trái, éo le dẫn tới những kết cục bi đát, đau thương. Nhân vật đó không thể tìm được cách giải quyết các mâu thuẫn nên càng chìm sâu vào nỗi đau cá nhân.

Trước hết, Vũ Như Tô hiện lên là một nhân vật có tài, có ước vọng cao cả, niềm khát khao và đam mê sáng tạo cái đẹp – một nghệ sĩ thiên tài có lí tưởng cao đẹp. Vũ Như Tô nhận xây Cửu Trùng Đài không ngoài mục đích sáng tạo một công trình nghệ thuật để tô điểm cho đất nước. Trước đó, ông đã từng sáng suốt từ chối hợp tác với vua Lê Tương Dực trong việc xây dựng Cửu Trùng Đài, xây dựng các cung điện để phục vụ cuộc sống xa hoa hưởng lạc của vua, thậm chí đã từng trốn đi khi bị bắt xây dựng cho nhà vua nhưng về sau đã bị Đan Thiềm thuyết phục. Trước nhan sắc và sự săn sóc "dịu dàng" của người cung nữ này mà Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ. Ông đã đem tài năng ra xây dựng Cửu Trùng Đài. Là một người say mê vẻ đẹp nhân văn, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng Vũ Như Tô như hiện thân của tài năng siêu phàm, “vô tiền khoáng hậu”, Vũ Như Tô được xây dựng như một nghệ sĩ có thài năng lỗi lạc, siêu phàm. Đó là một kiến trúc sư có khả năng “tranh tinh xảo với hóa công”. Cái tài ba được nhắc đến chủ yếu ở các hồi, lớp trước thông qua hành động và nhất là lời của các nhân vật khác nói về người nghệ sĩ này: thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”. Người nghệ sĩ ấy “có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân”. Lí tưởng của nhà kiến trúc sư họ Vũ thật đẹp và lãng mạn là quyết đem tài năng xây dựng nên một lâu đài hùng vĩ tráng lệ, có thể "bền như trăng sao" đem lại vinh dự cho non sông và niềm tự hào cho hậu thế.

Nhưng thực tế phũ phàng, ngang trái của xã hội đã dẫn đến sự vỡ mộng thê thảm: Cửu Trùng đài bị đốt, Vũ Như Tô và Đan Thiềm bị đưa ra pháp trường chịu chết. Xây Cửu Trùng Đài không phải bằng nước lã. Lê Tương Dực đã ra sức thu vét thuế. Trăm họ lầm than, công khố hao hụt. Cửu Trùng Đài đã làm đổ bao máu, nước mắt, mồ hôi của dân lành. Hàng ngàn hàng vạn quân lính, thợ thuyền phải phục dịch đêm ngày, phải trải qua mưa nắng, phải lao động cực nhọc. Bao nhiêu người đã chết vì đói rét khổ cực. Bao nhiều người đã chết vì tai nạn. Bao nhiêu phu phen bỏ trốn đã bị bắt giết. Vũ Như Tô đã trở thành "thủ phạm", đôi bàn tay của ông ta đã vấy đầy máu! Ngay trong đoạn trích, dù khi đã cận kề với cái chết, dù Đan Thiềm đã khẳng định: “Người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà có chết cũng phải cho mọi người biết rằng công việc của mình làm là chính đại quang minh”.Khát khao để lại cho đời một công trình vĩ đại thật mãnh liệt biết bao. Hoài bão của Vũ Như Tô thật lãng mạn nhưng vô nghĩa. Vũ Như Tô có biết ông ta đã đem tài năng để phục vụ Sự ăn chơi xa xỉ, cuộc sống sa đoạ của “vua lợn” Lê Tương Dực? Vũ Như Tô có biết xây Cửu Trùng Đài có mang lại lợi ích gì cho nhân dân, hay chỉ làm cho trăm họ lầm than đau khổ? Vũ Như Tô là một kiến trúc sư nhiều tài năng, nhưng sinh bất phùng thời.

            Trong thời khắc biến loạn dữ dội, Vũ Như Tô vẫn không tỉnh, vẫn say sưa với giấc mơ Cửu Trùng Đài. Hồi cuối này Vũ Như Tô đã lâm vào nỗi đau, sự “vỡ mộng” thê thảm. Khi Lê Tương Dực đã bị Trịnh Duy Sản sai võ sĩ đâm chết, khi An Hoà Hầu Nguyễn Hoằng Dụ đã đốt phá Kinh thành Thăng Long, sai quân khởi loạn đập phá tan tành Cửu Trùng Đài, nhưng Vũ Như Tô vẫn mơ hồ và u mê. Trước vô vàn biến cố dồn dập, Đan Thiềm khẩn thiết thúc giục Vũ Như Tô đi trốn vì "Ai cũng cho ông là thủ phạm":Vua xa xỉ ỉà vì ồng, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông man di dẩn giận là vì ông, thần nhân trách móc là vị ông. cửu Trùng Đài họ. có cần đâu? Họ dấy nghĩa cốt giết ông, phá cửa Trùng Đài", người nghệ sĩ này lại ngơ ngác không hiểu được: “Làm gì mà phải trốn? Bà nói rõ vì sao?... Nguy hiểm làm sao?” Dù Đan Thiềm đã cảnh tỉnh “Ông gàn quá, ông đừng mơ mộng nữa nhưng Vũ Như Tô vẫn một mực khẳng định mình không có tội “Tôi làm gì nên tội”, “thiên hạ hiểu nhầm mà thôi”. Đến giờ phút căng thẳng nhất ông vẫn cho là mình quang minh chính đại.

            Chỉ đến khi tận mắt chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt phá, Vũ Như Tô mới đau đớn kinh hoàng nhận ra sự vỡ mộng lớn mà vẫn thốt lên rằng “Vô lí”. Tiếng kêu thảm thiết của Vũ Như Tô đúng là tiếng kêu tuyệt vọng của một kẻ cuồng sĩ mất trí: "Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm Ôi Cửu Trùng Đài!... Thôi thế là hết! Dẫn ta đến pháp trường..". Ông còn bị bọn thái giám, lũ cung nữ coi khinh là "gian phu dâm phụ", vì gian díu với Đan Thiềm, "làm uế tạp nơi cung cấm ". Khi Đan Thiềm đã bị quân khỏi loạn dẫn ra pháp trường, khi tử thần đã gõ cửa, nhưng Vũ Như Tô vẫn còn lên giọng: "Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỉ". Một loạt câu thoại của Vũ Như Tô đều mang tính chất phủ định tình hình thực tại và khẳng định sự bi kịch của mình. Thật là bi hài!

Nguyễn Huy Tưởng tạo nên bi kịch ấy để bày tỏ niềm thương cảm người nghệ sĩ có tài, có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hi sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá bằng sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật của mình. Bên cạnh đó, cái đẹp không thể tách rời cái thiện, người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại nhưng không thể đặt nghệ thuật xa rời với cuộc sống của nhân dân. Hơn thế, Nguyễn Huy Tưởng còn đặt ra lời nhắc nhở với xã hội rằng phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng, nâng niu những sản phẩm đích thực.

            Khát vọng nghệ thuật của Vũ Như Tô suy cho cùng có phần chính đáng, cao đẹp, xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ, từ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc nhưng đã đặt lầm chỗ, lầm thời (giai cấp thống trị lúc đó quá xa hoa thối nát, nhân dân đang khốn khổ vì sưu thuế, tạp dịch, tham nhũng) và xa thực tế, dẫn đến phải trả giá bằng sinh mệnh của bản thân và cả công trình nghệ thuật. Trong xây dựng Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vừa là nghệ nhân, là tội nhân, vừa là nạn nhân. Tội nhân vì thực thi chủ trương của hôn quân, là cho nhân dân thêm khổ cực, là nạn nhân ảo tưởng của chính mình, nạn nhân của mối mâu thuẫn chưa giải quyết được: mâu thuẫn của lí tưởng nghệ thuật và hoàn cảnh thực tế.

3.3.  Nhân vật Đan Thiềm

Đan Thiềm tuy là nhân vật phụ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện rõ tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Đây là người cung nữ say mê cái đẹp, trân trọng người tài, thấu hiểu lẽ đời nhưng gặp phải bi kịch. Đan Thiềm hiện lên ban đầu là người phụ nữ đam mê cái đẹp và trân trọng người tài. Chính Đan Thiềm là người đã khích lệ Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô là người có tài, có nhân cách, kiên quyết không xây Cửu Trùng Đài bởi lẽ nó phục vụ cho nhu cầu ăn chơi hưởng thụ xa hoa của vua chúa. Đan Thiềm là một cung nữ có chút ít nhan sắc và lòng nhân hậu, biết quý trọng nhân tài. Nàng đã dành cho Vu Như Tô bao tình cảm dặc biệt. Vũ Như Tô lúc đầu không muốn đem tài năng phục vụ tên hôn quan "tướng lợn" vì hắn xa xỉ và hoang dâm. Người nghệ sĩ này có thể bị giết, bị tru di. Trước tình cảnh đó, Đan Thiềm đã mách đường cho Vũ Như Tô chạy trốn, đã khuyên "không nên trái lệnh vua".  Khao khát cái đẹp của Vũ Như Tô cũng trỗi dậy và được khích lệ, tiếp sức bởi Đan Thiềm nên càng cháy sáng và biến thành hành động. Cái đẹp mà Đan Thiềm tôn thờ là cái đẹp bề thế, muôn đời. Tình yêu cái đẹp của nàng xuất phát từ lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Khi đám thợ thuyền phản loạn, chính Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô chạy trốn bởi lo cho cái tài của Vũ Như Tô bị uổng. Đan Thiềm chạy hớt ha hớt hải, mặt cắt không còn hột máu đi tìm Vũ Như Tô. Đan Thiềm thiết tha van xin vị công trình sư tài ba: "Ông phải trốn đi. Ông phải trốn đi... trốn đi để chờ cơ hội khác. Đại sự hỏng rồi". Khi tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí nổi lên, khi quân khởi loạn truy tìm "thủ phạm" để giết, để phá Cửu Trùng Đài, thì Đan Thiềm không hề lo đến tính mạng của mình, mà chỉ lo Vũ Như Tô bị sát hại. Nàng đã hết lời van xin: "Tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa". Lòng nhân ái và sự quý trọng nhân tài của Đan Thiềm thật đáng trọng. Nhưng cách suy nghĩ của người cung nữ này thì nông nổi, phiến diện, đáng thương. Có đúng là, nếu Vũ Như tô bị giết chết thì "nước ta không còn ai tô điểm nữa" không? Có đúng là "khi dân nổi lên,họ nông nổi vô cùng. Họ không phân biệt phải trái?".  Đan Thiềm có biết hay không biết, vua Lê Tương Dực đã ra sức vét thuế, đã "rán mỡ dân" xây đựng Cửu Trùng Đài để sống xa hoa, hưởng lạc giữa hàng trăm, hàng nghìn cung nữ:

"Trời làm một trận lăng nhăng,

Vua hóa ra thằng, thằng hóa ra vua"

 Đan Thiềm có biết hay không biết, vì xây dựng Cửu Trùng Đài mà hàng vạn dân phu, thợ thuyền bị lao dịch vất vả, bị đói rét, bị chết vì ốm đau, bị tai nạn, nhiều người bỏ trốn đã bị Vũ Như Tô bắt giết?

            Đan Thiềm quý người tài hơn cả cái mạng mình, xin phép chết thay cho cả Vũ Như Tô. Đan Thiềm quá thương Vũ Như Tô, quá trọng cái tài của ông Cả, mà nàng như mê, càng ngày càng trở nên "lẩn quẩn". Khi quân khởi loạn đã đốt phá kinh thành, đập phá tan tành Cửu Trùng Đài, nhưng bà ta còn quỳ lạy, van vin Ngô Hạch (một võ sĩ, một đứa tiểu nhân): "Tướng quân tha cho ông Cả. Nước ta còn cần nhiều thợ tài để tô điểm".Lửa đã cháy đến chân, đầu sắp lìa khỏi cổ nhưng bà ta vẫn "lẩn thẩn", u mê, van lạy: "Tướng quân hãy nghe tôi, đừng phạm tội ác. Đừng giết ông Cả. Tôi xin chịu chết".

   Đan Thiềm quá thương Vũ Như Tô, quá quý trọng cái tài của Vũ Như Tô mới có ngôn từ và cách hành xử ấy. Nhưng tình cảnh đất nước loạn lạc, vua thì xa xỉ, hoang dâm, nhân dân lầm than đau khổ, một trong những "thủ phạm" làm cho dân chúng oán hận là Vũ Như Tô, kẻ đã xây Cửu Trùng Đài, bà ta có biết hay không? Trước dư luận, trước những lời khen chê của đồng loại (dù đó là lời thị phi) thì cũng phải biết lắng tai nghe mà suy ngẫm. Nhưng Đan Thiềm vẫn bỏ ngoài tai tất cả, Thậm chí cho đến lúc đầu sắp lìa cổ vẫn lẩn thẩn, u mê!

            Chính Đan Thiềm cũng đã vướng vào bi kịch vỡ mộng. Đan Thiềm vốn là người cung nữ bị ruồng bỏ, ngót hai năm bị giam lỏng, làm thị nữ hầu hạ cho vua và đám phi tần kém nàng cả về nhan sắc lẫn tài năng. Thậm chí, nàng còn bị khinh miệt. Nàng là một hồng nhan bạc mệnh nhưng bi kịch lớn nhất của nàng là khổ vì lụy tài. Cái chết của Đan Thiềm là một bi kịch: bi kịch về tình thương và lẽ phải, bi kịch về nhận thức mơ hồ, bi kịch giữa nghệ thuật và tội ác! Cái chết của Đan Thiềm là một bi kịch. Đúng như câu ca của dân gian đã lưu truyền:

"Giúp người mà chẳng lo xa,

Gây mầm tai họa, máu sa ngập đường".

 Đan Thiềm đã "giúp", đã "thương" Vũ Như Tô, bà ta đã quý trọng tài năng người thợ giỏi, bà ta muốn bảo vệ Cửu Trùng Đài, nhưng bà ta có biết hay không vì Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài mà công khố hao hụt, dân gian lầm than! Xét cho cùng, Đan Thiềm cũng là một "đồng thủ phạm" với Vũ Như Tô, là kẻ đã "gây mầm tai họa".

Nghệ thuật không phải là sự lừa dối. Nghệ thuật cũng không chỉ để thỏa mãn cuộc sống xa hoa, ăn chơi trụy lạc của những vua quỷ, vua lợn, của bọn cường quyền, của một thiểu số người trong xã hội. Nghệ thuật không phải là cái bánh vẽ. Nghệ thuật càng không thể gây đau khổ cho dân chúng. Và những huyện đại sự quốc gia không phải ai cũng có thể can dự vào. Đó là bài học, không chỉ cho những Đan Thiềm xưa nay mà còn là những điều cần suy nghĩ nghiêm túc cho bất cứ ai trong xã hội. Bởi vậy, Đan Thiềm là một nhân vật đáng thương hại.

3.4. Những mâu thuẫn trong đoạn trích

Mâu thuẫn giữa phe nổi loạn với phe Lê Tương Dực: Phe nổi loạn gồm nhiều nhân vật: dân chúng, thợ xây dựng Cửu Trùng Đài: các nhân vật này đã xuất hiện từ những đoạn trước. Trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, các nhân vật này chỉ xuất hiện qua lời của Đan Thiềm: Dân gian đói kém nổi lên tứ tung... khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Các nhân vật này cũng xuất hiện qua lời của tên nội gián: Thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch. Phe đối lập trong triều đứng đầu là Trịnh Duy Sản, sau Trịnh Duy Sản là Ngô Hạch, An Hòa Hầu. Mâu thuẫn trong hồi V đạt đến đỉnh điểm và được giải quyết trọn vẹn. Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch giết chết Lê Tương Dực. Đây là mâu thuẫn bị chi phối bởi các mâu thuẫn khác và được các mâu thuẫn ấy làm cho tăng lên.

Mâu thuẫn giữa phe Trịnh Duy Sản với Kim Phượng và các cung nữ: Trịnh Duy Sản coi Kim Phượng và các cung nữ là phương tiện hành lạc của vua Lê Tương Dực, chính vì vậy mâu thuẫn này cũng được đẩy lên đến đỉnh cao. Kim Phượng và các cung nữ đã lái sự căm ghét đó sang Đan Thiềm, Vũ Như Tô để mong thoát tội, mong thoát khỏi sự trừng phạt của phe nổi loạn.

            Mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô cũng được thể hiện rõ nét. Liệu có bao giờ Vũ Như Tô hiểu nguyên nhân dẫn tới bi kịch của đời mình? Đầu tiên chính là mâu thuẫn giữa khát vọng cao cả của người nghệ sĩ với cách thực hiện khát vọng ấy: Mục đích của Vũ Như Tô là chân chính nhưng con đường thực hiện lại sai lầm khi ông lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật. Ông đã không giữ được định kiến của mình để đi theo con đường sai trái. Một bộ phận lớn thợ xây Cửu Trùng Đài tham gia cụộc nổi loạn do bị đói khổ, bị áp bức đến nghẹt thở. Họ oán giận triều đình, oán giận kiến trúc sư Vũ Như Tô và cả Đan Thiềm. Trong khi đó, Vũ Như Tô say sưa với công trình nghệ thuật, quên cả thực tế lòng dân. Đến khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Vũ Như Tô vẫn cho là mình vô tội, còn muốn chứng minh sự quang minh chính đại của mình, còn hi vọng thuyết phục được An Hòa Hầu. Đặc biệt, Vũ Như Tô muốn sổng chết cùng Cửu Trùng Đài, vì ông coi đó là lẽ sống của chính mình. Đây là mâu thuẫn giữa con người xã hội và con người nghệ thuật trong Vũ Như Tô. Nhưng ở ông, vẫn có những điều khiến chúng ta thật khâm phục. Dù đang cận kề cái chết, Vũ Như Tô vẫn khảng khái mắng chửi Ngô Hạch là đồ bỉ ổi: “Mi thực là một tên bỉ ổi.” Trong thời loạn lạc ấy, vẫn thấy sáng lên khí phách của một con người bất khuất trước cường quyền và cái chết, luôn muốn giữ gìn sự trong sáng trong từng hành động, việc làm của mình. Tuy rằng sự trong sáng ấy đã có lúc bị cái ác bao phủ lấy. Có thể nói, với Vũ Như Tô, cảm hứng ngợi ca khí phách và nhân cách của con người chính là một cảm hứng nổi bật của ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng trong đoạn trích này. Cuộc đời của Vũ Như Tô là những trang dài bi kịch. Cái chết của Vũ Như Tô đã phản ánh cuộc đời của người nghệ sĩ này thật bi thảm và đáng thương hại. Hoài bão thì cao xa mà viển vông, vồ nghĩa. Tài năng chỉ để phục vụ cuộc sống xa hoa của bạo chúa. 

            Mâu thuẫn tiếp theo nằm giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần tuý của muôn đời với lợi ích thiết thực, trực tiếp của quần chúng nhân dân: Niềm khát vọng sáng tạo của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng đã đẩy Vũ Như Tô đến vị thế đối nghịch với nhân dân. Hoàn cảnh xã hội chưa cho phép người nghệ sĩ thực hiện khát khao sáng tạo cái đẹp của mình. Trong hoàn cảnh không thích hợp, cái đẹp thành ra phù phiếm, cao siêu. Quan điểm nghệ thuật của Vũ Như Tô hoàn toàn sai lầm, vì đó là quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Xây dựng Cửu Trùng Đài là để phục vụ bạo chúa, vị hôn quân, đâu phải vì nhân dân! Kẻ sĩ cần có trí. Vũ Như Tô là một kẻ sĩ sống dưới thời loạn, ông ta bị đẩy xuống đáy bi kịch cuộc đời, trở thành một kẻ gàn, kẻ quẫn trí. Chỉ khi nghệ thuật vị nhân sinh, tồn tại vì cuộc sống, gắn liền với cuộc sống thì mới có thể tồn tại lâu bền. Đáng tiếc rằng Vũ Như Tô chưa nhận ra lẽ phải ấy. Tài năng không thể là món hàng; nghệ sĩ không nên, không bao giờ "đem ngọc bán rao". Nếu làm như vậy là tự huỷ diệt! Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích của nhân dân trong đoạn trích vẫn chưa được giải quyết dứt khoát. Điều này được thể hiện ở phần cuối của vở kịch. Quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, phá hủy Cửu Trùng Đài. Bản thân Vũ Như Tô bị giết nhưng vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình. Vũ Như Tô không đứng về phe Lê Tương Dực nhưng vẫn muốn hoàn thành công trình nghệ thuật. Chính tác giả cũng băn khoăn vì kết cục này.

            Cuối "Truyện Kiều", thi hào đân tộc Nguyễn Du có viết:

"Có tài mà cậy chi tài,

Chữ tài liền vởì chữ tai một Vần.

Đã mang lấy nghiệp vào thân,

Cũng đừng trách lẫn trời gần đất xa.

Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".

 Vũ Như Tô là một nghệ sĩ tuy có nhiều tài năng nhưng thiếu hẳn cái tâm. Cái chết của Vũ Như Tô là một bi kịch nói rõ điều đó. Vũ Như Tô đã phải trả giá! Những kẻ như Vũ Như Tô, trước sau đều phải trả giá.

Tin liên quan