Phân tích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Phần 1

Ngày 09/11/2018 22:07:59, lượt xem: 2017

Tác phẩm

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

(Nguyễn Huy Tưởng)

1.1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ

Trích đoạn “Vĩnh biệt cửu trùng đài” được rút từ vở kịch “Vũ Như Tô”, được sáng tác từ sự kiện lịch sử có thật xảy ra ở Thăng Long các năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực.

Tác phẩm là một chặng đường trường viết văn năm 1941, viết lời đề tựa năm 1942, in báo Tri Tân năm 1943 và in lại vào năm 1946. Ban đầu có ba hồi, sau tác giả viết tiếp thành năm hồi.

1.2. Thể loại

Bi kịch lịch sử

* Đôi nét về thể loại kịch:

Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp. Có sự tham gia của nhiều yếu tố, nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau: tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, nhạc công, họa sĩ thiết kế…

- Kịch bản văn học là tác phẩm văn học, có đầy đủ đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ. Còn sân khấu thuộc nghệ thuật biểu diễn.

- Kịch bản văn học viết ra là để biểu diễn nên cũng đậm chất sân khấu. Vì thế khi xem xét kịch bản văn học một mặt phải xem nó như 1 tác phẩm nghệ thuật, mặt khác không thể tách rời nó khỏi nghệ thuật sân khấu mới thấy hết được những đặc trưng của nó.

- Đặc trưng của kịch:

            + Xung đột và cách giải quyết xung đột: xung đột là biểu hiện cao nhất sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực lượng, các cá tính trong vở kịchà Tạo nên kịch tính, thúc đẩy sự phát triển hành động kịch, bộc lộ tính cách nhân vật

            + Hành động kịch: là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện theo một trình tự logic, chặt chẽ, chủ yếu theo quy luật nhân quả.Được miêu tả căng thẳng, gấp gáp. Hết hành động này đến hành động khác.

            + Nhân vật kịch: Luôn ở trạng thái căng thẳng (xúc động, xao xuyến, chờ đợi, lo lắng), được xây dựng bằng ngôn ngữ.

            +Ngôn ngữ kịch: Khắc họa tính cách: Ngôn ngữ biểu hiện đặc điểm, tính cách, phẩm chất của nhân vât, “cá tính hóa” ;  Ngôn ngữ mang tính hành động: thể hiện tranh luận, tấn công, chống đỡ, thuyết phục, cầu khẩn, đe dọa, ra lệnh… ;   Tính khẩu ngữ cao: gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày.

- Phân theo nộ dung, kịch có ba loại: hài kịch, bi kịch, chính kịch. Vở kịch “Vũ Như Tô” thuộc loại hài kịch.

1.3. Tóm tắt

Vở kịch gồm năm hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 - 1517.

Nhân vật chính của vở kịch là Vũ Như Tô, là một nhà kiến trúc tài giỏi, một nghệ sĩ có chí lớn, tính tình cương trực, trọng nghĩa kinh tài. Lê Tương Dực, một hôn quân bạo chúa, sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng đài để làm nơi ăn chơi với đám cung nữ. Vũ đã từ chối dù bị đe dọa kết tội tử hình. Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ, đã khuyên Vũ nên nhận lời xây dựng Cửu Tràng đài vì đây là cơ hội để Vũ đem tài ra phục vụ đất nước, “Ông cứ xây lấy một tòa đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện...”. Vũ đã nhận lời và dồn hết sức xây Cửu Trùng đài. Nhưng Cửu Trùng đài đã làm cho dân chúng thêm cực khổ. Họ đã nổi dậy. Vũ Như Tô bị giết, Cửu trùng đài bị thiêu trụi.

2. Đôi nét về nhân vật Vũ Như Tô

2.1. Thân thế

Vũ Như Tô (1476-1517) là một người thợ xây dựng tài ba thời Lê, Vũ Như Tô là người xã Minh Quyết, huyện Cẩm Giàng, trấn Hải Dương. Ông được cho là tác giả phác thảo kiến trúc của Cửu Trùng Đài và cung điện trăm nóc, một công trình kiến trúc cực kỳ tráng lệ trong Hoàng Thành Thăng Long, được mô tả là "tuy chưa hoàn thành mà bóng rợp nửa hồ Tây".

2.2. Cái chết thảm khốc

Lê Tương Dực tuy là một vị vua có tài, nhưng không dùng để trị nước mà chỉ dành cho việc hưởng thụ lạc thú. Binh lính và dân chúng đói khổ, các đại thần cũng nhiều người bất mãn. Nhân cơ hội, Trịnh Duy Sản giả mượn tiếng đi đánh giặc, đem binh vào cửa Bắc Thần giết vua Tương Dực. Vũ Như Tô xuất thân từ người thợ bình thường, được vua cất nhắc làm đô đốc việc xây dựng cung điện để vua hưởng lạc. Việc phụng sự hôn quân của ông làm dân tình khổ sở trăm bề, buộc tội ông là gian thần hại nước. Cửu trùng đài cũng bị đốt phá thành một đống tro tàn trong cơn loạn lạc.

2.3. Nỗi oan khuất

Vũ Như Tô được chép trong sách sử với những lời không được đẹp đẽ, bị kết tội gian thần làm hại nước. Tuy nhiên, thực tế ông chỉ là một người thợ, làm theo lệnh vua, vốn không đủ cái tri thức để hiểu thời cuộc và chỉ dùng cái tài của mình để phụng sự hôn quân. Việc kết tội sâu dân mọt nước của các sử quan đối với ông là có phần nặng nề. Hiểu nỗi oan khuất này, năm 1941, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã viết một kịch năm hồi mang tên "Vũ Như Tô" và đăng trên tạp chí Tri Tân vào năm 1943. Tác phẩm phần nào nương nhẹ ngòi bút với Vũ Như Tô, phân trần cho ông vì làm theo lệnh vua, phần nào cũng tiếc nuối cho một tài hoa và một công trình dân tộc vĩ đại.

Tin liên quan