Mở bài ấn tương với Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Ngày 09/11/2018 22:59:13, lượt xem: 15717

MB1:
Nhà văn Tô Hoài từng tâm sự: “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi”. Bạn đọc chúng ta khi tìm hiểu về Tô Hoài đều biết đến thế mạnh của nhà văn là viết về đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc, trong những trang văn đó chính là quá trình “trải nghiệm nỗi đau của quần chúng, hướng tới lẽ sống của nhân dân”. Đó cũng chính là nguyên cớ để “ Vợ chồng A Phủ” ra đời và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài.
MB2:
Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại ở chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Nếu tính từ năm 1951- khi nhà văn Nam Cao ra đi, thì nhà văn Tô Hoài có may mắn hơn người bạn thân thiết của mình ít nhất hơn 50 năm viết. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay tới tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” - truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.

Tin liên quan