Kỹ năng phân tích các tác phẩm truyện (dùng cho các đề bài phân tích văn bản văn xuôi trong chương trình học)

Ngày 08/08/2022 11:32:24, lượt xem: 11698

Trong chương trình Ngữ văn nói chung và chương trình Ngữ văn 12 nói riêng, văn bản văn xuôi luôn có là một phần quan trọng với hấp dẫn hơn cả là các văn bản truyện. Đọc thì hay đấy nhưng nhiều bạn lại rất sợ phải phân tích tác phẩm truyện. Tại sao lại như vậy và phải làm gì để khắc phục nhỉ? Theo dõi hết bài viết này của chị để có câu trả lời nhé!

 

 

1. Đặc trưng của tác phẩm truyện

Các tác phẩm truyện về mặt nội dung sẽ phản ánh xã hội qua lăng kính người nghệ sĩ. Tức là thế giới trong truyện vừa chân thực vừa hư ảo. Có thể xem thế giới văn học là một thế giới song song với thực tại được tạo nên bởi cảm nhận và trí tưởng của con người (tác giả và độc giả).

Về mặt nghệ thuật, truyện sẽ có các yếu tố nổi bật thường đi phân tích như nhân vật, tình huống truyện, chi tiết,.... Chọn và làm cho yếu tố nào nổi rõ sẽ thể hiện dụng ý của tác giả.

 

ĐỌC THÊM TUYỂN TẬP NHỮNG NHẬN ĐỊNH HAY NHẤT VỀ TRUYỆN NGẮN

 

2. 2 bước cơ bản trong kĩ năng phân tích tác phẩm truyện

Thế giới trong truyện thật mà không thật, vậy nên khi tiến hành phân tích ta vừa phải đứng trên góc độ khách quan nhìn vào tác phẩm, vừa phải đặt mình vào hoàn cảnh, nhân vật truyện để cảm nhận.

Bước 1: Lọc dẫn chứng: Tác phẩm truyện đưa ra giống như một đống gạo trộn thóc mà Tấm phải nhặt để đi hội vậy, thậm chí còn là trộn nhiều hơn hai loại, việc phân tích bước đầu ta cần là ta làm là nhặt thóc là thóc, gạo ra gạo.

VD: Khi gặp tác phẩm Vợ nhặt, ta sẽ có nhân vật thị, Tràng, bà cụ Tứ. Thêm nữa ta sẽ có tình huống truyện, có bức tranh hiện thực và nhiều yếu tố khác. Khi đọc và bước đầu phân tích, các bạn cần bóc tách được những chi tiết hình ảnh nào thuộc về thị, những chi tiết hình ảnh nào thuộc về Tràng, những chi tiết hình ảnh nào thuộc về bà cụ Tứ. Khi lọc được như vậy, ta sẽ có hình dung ban đầu về việc phân tích tác phẩm.

Bước 2: Đặt câu hỏi để phân tích: Khi đã có trong tay hệ thống chi tiết hình ảnh nào thuộc về một nhân vật hay vấn đề nào đó thuộc tác phẩm, các bạn sẽ tiến hành đặt các câu hỏi đề phân tích các tầng nghĩa:

  • Hệ thống những dẫn chứng đang có có điểm gì đặc biệt hay không, trình tự sắp xếp như thế nào?

  • Từng dẫn chứng thể hiện điều gì? Dẫn chứng đó để làm gì? Tại sao lại thể hiện như vậy? Tác giả có dụng ý gì hay không?

VD: Về thị trong Vợ nhặt bạn sẽ có hệ thống dẫn chứng đã lọc: Khuôn mặt lưỡi cày, đòi Tràng cho ăn, theo tràng về,... ta sẽ thấy:

+ Hệ thống dẫn chứng có ngoại hình, có tính cách, hành động, lời nói, có theo trình tự thời gian.
+ Khuôn mặt lưỡi cày: Thể hiện điều gì? (ngoại hình xấu xí thảm hại của thị) Tại sao lại có ngoại hình như vậy? (Vì quá đói); Chi tiết có thể hiện dụng ý gì không? (hiện thực con người trong nạn đói).

+ Đòi Tràng cho ăn: Thể hiện điều gì? (Thị quá đói, mất hết liêm sỉ để được ăn); Tại sao? (Thị không được ăn thị sẽ chết mất); Dụng ý (sức sống tiềm tàng của con người; hiện thực, nhân đạo)

Tương tự như vậy, với từng dẫn chứng hay chi tiết, chúng ta đều có thể phân tích kĩ và sâu.

Như vậy tóm lại, việc phân tích thực chất là nhặt và tập hợp hệ thống các dẫn chứng cần, làm rõ các câu hỏi xung quanh từng dẫn chứng. Với cách này, mong rằng các bạn sẽ không còn sợ phân tích tác phẩm truyện nữa nhé!

 

Xuất phát sớm cùng chị trong khóa học Toàn diện VAN8 nhé 2k5!

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan