Đăng Ký Học
Ngày 20/02/2020 14:29:50, lượt xem: 3888
Phần 1: Tác giả
1. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh: 3 quan điểm chính
- HCM coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại, vì thế Người đã sử dụng vũ khí này để phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải ở giữa cuộc đời, góp phần nhỏ bé của mình cho sự nghiệp cách mạng và phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận.
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
(“Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi””)
- Khi cầm bút HCM bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận sau đó mới quyết định nội dung, hình thức tác phẩm. Người luôn đặt ra câu hỏi: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết đề làm gì? Viết như thế nào?
- HCM luôn trân trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học vì tính chân thật là cái gốc của văn chương nên Người đã yêu cầu giới văn nghệ sĩ phải miêu tả cho hay, cho chân thực, cho hùng hồn những vấn đề cuộc sống và luôn luôn phải chú trọng đến việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
=> Văn thơ HCM là vô giá, là bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng của Người.
2 + 3. Di sản văn học và phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:
Thể loại |
Di sản văn học |
Phong cách nghệ thuật |
|
Tác phẩm |
Nội dung |
||
Văn chính luận |
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Tuyên ngôn Độc lập… |
Lên án chính sách tàn bạo của chế độ Thực dân Pháp để kêu gọi mọi nhân dân nô lệ bị áp bức hiệp lại để đấu tranh. |
- Thường đề cập đến những vấn đề thời sự, chính trị của đất nước, của dân tộc. - Hệ thống luận điểm, lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng, văn phong trong sáng, ngôn ngữ và hình ảnh sống động và có sức thuyết phục với độc giả. |
Truyện và kí |
Tập “Truyện và kí” (1925), truyện ngắn “Vi hành”, … |
Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của Thực dân Pháp, kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh. |
- Có sự chủ động, sáng tạo trong xây dựng tình huống truyện. - Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu linh hoạt, phù hợp với từng ngữ cảnh. - Giàu tính luận trí và có sức thuyết phục. |
Thơ ca |
Tập thơ “Nhật kí trong tù”, … |
- “Nhật kí trong tù” phản ánh hiện thực xã hội TQ thời kì Tưởng Giới Thạch. Một mặt tập tho thể hiện rõ vẻ đẹp bức chân dung tự họa con người Hồ Chí Minh. - Thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, kêu gọi, tuyên truyền,… |
- Thơ chữ Hán “lời ít ý nhiều” - Thơ Quốc ngữ bao giờ cũng vận dụng có hiệu quả trong mọi hình thức biểu hiện. - Có sự vận động hướng từ bóng tối đến ánh sáng đến tương lai. - Luôn có sự kết hợp giữ bút pháp cổ điển và hiện đại. |
Phần 2: Tác phẩm
1. Bố cục “Tuyên ngôn Độc lập”: 3 phẩn
- Phần 1: Từ đầu đến “…không ai chối cãi được”: Nguyên lí chung về tuyên bố độc lập.
- Phần 2: Tiếp đến “…dân tộc đó phải được độc lập.”: Tố cáo tội ác Thực dân Pháp và khẳng định tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh của dân tộc ta.
- Phần 3: Còn lại: Lời tuyên bố độc lập.
2. Ý nghĩa và tác dụng của việc trích dẫn “Tuyên ngôn độc lập” của nước Mĩ và bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp trong phần mở đầu:
- Khéo léo xác lập cơ sở pháp lí quốc tế vững chắc cho bản Tuyên ngôn.
- Dùng thủ pháp gậy ông đập lưng ông.
- Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc khi để ba bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp và Việt Nam ngang hàng, bình đẳng với nhau.
3. Trong phần hai, để khẳng định quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam ta, Hồ Chí Minh đã đưa ra luận điểm vững chắc:
- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với Việt Nam:
+ Tố cáo tội ác tàn bạo của thực dân Pháp trên mọi mặt đời sống khi cai trị nước ta.
+ Giải thích rõ ràng Pháp không còn bất kì quyền lợi cai trị nào ở nước ta.
=> Lật tẩy và đập tan luận điệu xảo trá của thực dân Pháp về việc “khai hóa, bảo hộ”, về quyền cai trị thuộc địa của chúng ở Việt Nam.
- Trình bày cuộc đấu tranh xương máu giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam:
+ Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ tay Nhật.
+ Quân và dân ta đã nhiều lần kêu gọi người Pháp cùng chống Nhật nhưng bị từ chối, khi Pháp thua chạy, đồng bào ta vẫn khoan hồng và giúp đỡ họ.
+ Dân ta đánh đổ các xiềng xích phong kiến, thực dân, phát xít.
+ Quân và dân ta tin tưởng vào sự công bằng của các nước Đồng Minh.
=> Khẳng định, đề cao tinh thần xả thân giữ nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta.
4. Tuyên ngôn độc lập thể hiện rõ phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh:
- Lập luận chặt chẽ:
+ Dùng chính tư tưởng của kẻ thù để phản bác âm mưu xâm lược của chúng.
+ Tuyên ngôn hướng tới đối tượng rộng hơn là cả thế giới.
+ Bác đã lần lượt phân tích hành động và kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập với cách trình bày kín kẽ và thấu đáo.
- Lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, đanh thép, giàu tính chiến đấu.
+ Toàn bộ Tuyên ngôn thống nhất khẳng định một chân lí: mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng, TDP đi ngược lại lẽ phải ấy là trái đọa lí, trái pháp luật, VN giành độc lập là chân chính, đúng đạo lí, đúng pháp luật.
+ Bản Tuyên ngôn có kết cấu 3 phần chặt chẽ.
- Ngôn ngữ hùng hồn, chính xác, biểu cảm.
+ Là văn kiện chính trị có ý nghiã to lớn nên mỗi chữ mỗi lời trong bản Tuyên ngôn đều phải chính xác tuyệt đối.
+ Là áng văn chính luận nên ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức truyền cảm.
Tin liên quan