Đăng Ký Học
Ngày 04/02/2020 16:21:47, lượt xem: 5136
A. Người lái đò sông đà
1. “… Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng. Của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ. Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ. Những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực. Trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ…”. (Phan Huy Đông, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng).
2. “… Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác. Mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói- “hung bạo và trữ tình…” .( Nguyễn Đăng Mạnh).
3. “… Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm…”. (Nguyễn Đăng Mạnh).
B. Ai đã đặt tên cho dòng sông
“… Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đến với Huế và đã bị con Sông Hương mê hoặc. Nhiều tác phẩm văn học đã đưa con sông này đến với người đọc. Để từ đó đem lòng yêu Huế, dù chưa một lần đặt chân đến nơi này. Nhưng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, người một đời gắn bó với Huế, bằng tình cảm tha thiết, bằng tiềm năng văn hóa đã khám phá vẻ đẹp của Hương Giang một cách toàn diện. Đưa Sông Hương trở thành biểu tượng của đất cố đô…” (Bùi Thị Hải Hạnh).
C. Vợ chồng a phủ
1. “Qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tô Hoài đã dựng lên một bức tranh hiện thực về đời sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc. Đồng thời nhà văn chỉ ra con đường giải phóng cho người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận bi thảm”.
2. Truyện Vợ chồng A Phủ cũng như tập Truyện Tây Bắc nói chung bộc lộ rõ nét phong cách của Tô Hoài: màu sắc dân tộc đậm đà; chất thơ, chất trữ tình đằm thắm, lời văn giàu tính tạo hình.
Đọc xong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Gấp trang sách lại rồi mà chúng ta vẫn không quên được gương mặt “buồn rười rượi” của Mị. Đó là gương mặt mang nỗi đau của một kiếp người không bằng ngựa trâu.
Đó là gương mặt tưởng như cam chịu, mất hết sức sống. Không, đằng sau gương mặt ấy, vẫn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng không dễ gì dập tắt. Tô Hoài nói với Phan Thị Thanh Nhàn:“Muốn viết văn, điều quan trọng nhất là chi tiết. Mà chi tiết thì không thể phịa ra được. Phải chịu khó quan sát, ghi chép, đọc và tiếp xúc càng nhiều càng tốt”.- (Lê Tiến Dũng, In trong “Những vấn đề ngữ văn“).
D. Vợ nhặt
“Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng”. (Dẫn theo Hoài Việt – Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân, NXB Giáo dục, 1999, tr.39).
E. Rừng xà nu
1. “Nổi bật trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là hình tượng cây xà nu, đây là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên thời chống Mĩ”.
2. “Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời. Nhưng nó cũng ngắn, cũng chỉ là một đêm trong sự sống vất vả, đau khổ và hạnh phúc trường tồn ở đây. Bởi “nhà ra xa, đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” – (Nguyên Ngọc, ‘Về truyện ngắn Rừng xà nu’, Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, Nxb Gíao dục, 2000).
F. Chiếc thuyền ngoài xa
1. “ …Vậy nên, có thể nói hình tượng “chiếc thuyền ngoài xa” đích thực là một ẩn dụ nghệ thuật hoàn toàn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Giải mã hình tượng ẩn dụ đó, người đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn muốn truyền đi.
Rằng cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật. Nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật. Và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật. Nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người. Thì phải tiếp cận với đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời”.
2. “…Trong truyện ngắn tuyệt vời của Nguyễn Minh Châu. Một người chụp ảnh lịch năng nổ và mệt mỏi vì công việc. Nhận thêm một việc rõ ràng là bất khả: chộp cho được bí ẩn của màn sương mù dâng lên trên mặt nước trong một tấm ảnh có phần hoàn chỉnh…
Cuối cùng anh đã thành công với một bức ảnh như vậy. Chỉ để nhận ra hàng triệu người ca tụng vẻ đẹp tác phẩm của anh sẽ không bao giờ biết được sự tàn ác. Và nét xấu xa thực sự của con người mà anh đã chụp ảnh – một ngư dân dã man hay đánh đập vợ và người vợ nô tì của ông ta.
Trong tay của một nhà văn kém cỏi, một truyện ngắn như vậy thật nhạt nhẽo. Nhưng ở đây bức ảnh trở nên in dấu sâu đậm trong tâm khảm chúng ta đến mức tác phẩm vang vọng với ý nghĩa thật mới mẻ thật lâu sau khi đọc”.
Credit : Sưu Tầm
Tài liệu ôn thi ngữ văn THPT quốc gia - Học Văn Chị Hiên
Tin liên quan