VỢ CHỒNG A PHỦ - HỌC VĂN CHỊ HIÊN

Ngày 04/02/2020 16:57:13, lượt xem: 5551

CÁC CHI TIẾT ĐẮT GIÁ TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ - HỌC VĂN CHỊ HIÊN
 


+ SỰ XUẤT HIỆN CỦA MỊ Ở ĐẦU TÁC PHẨM
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pa Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Chỉ với hai câu văn giản dị ấy thôi, bản chất sự vật đã hiện lên khá rõ nét. Câu văn cũng như dài thêm ra để đọc giả lĩnh hội một cách thấu đáo. Vị trí của Mị xuất hiện đã nói lên tất cả “ ngồi quay sợi bên tảng đá, cạnh tàu ngựa”. Còn hình ảnh nào đắt hơn chi tiết đó? Con người ngang hàng với những vật vô tri, thậm chí gắn liền với chúng. Với cái cúi mặt và nét buồn rười rượi chứa đựng nhiều nỗi vất vả, người đọc như xót xa, cảm thông cho nhân vật nhưng cũng không khỏi tò mò về cuộc đời của người phụ nữ ấy.
+ DÒNG NƯỚC MẮT A PHỦ
- Do sơ ý để hổ bắt mất bò, A Phủ bị thổng lí Pá Tra trói đứng, bỏ mặc cho đói rét suốt mấy đêm liền giữa kì sương muối khắc nghiệt ở Hồng Ngài, còn Mị sau bao năm bị đọa đày cùng cực cũng đã trở nên chai lì. Những đêm trước, tuy vẫn trở dậy thổi lửa, hợ tay, nhìn thấy A Phủ bị trói nhưng Mị chỉ dửng dưng, vô cảm. Đêm ấy, trong nỗi bất lực, bế tắc và hoàn toàn tuyệt vọng, A Phủ đã khóc, đúng lúc đó, Mị nhìn sang và bắt gặp dòng nước mắt của A Phủ.
- Trực tiếp bộc lộ những cảm xúc: đau đớn, tuyệt vọng... trong hoàn cảnh cùng đường của A Phủ
- Tạo ra bước ngoặt quan trọng trong tâm lí nhân vật Mị
- Thúc đẩy xung đột truyện lên đến cao trào, là đầu mối của một loạt những hành động bất ngờ làm thay đổi cuộc đời các nhân vật, vừa tạo sự vận động, phát triển của tính cách nhân vật vừa tạo sự vận động cho cốt truyện.
- Góp phần thể hiện giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm
- Thể hiện biệt tài phân tích tâm lí nhân vật của Tô Hoài
+ CÂU HÁT
- Những câu hát này Mị không nghe trực tiếp, nó là lời Mị tự "nhẩm thầm” khi nghe tiếng sáo. Và một điều không phải ngẫu nhiên: chúng đều là lời ca của những người đang yêu hoặc đang đi tìm tình yêu, thể hiện khát vọng tình yêu - đặc biệt là khát vọng tình yêu tự do (hãy chú ý từ thể chủ động: "ta đi tìm người yêu, cô gái không yêu có quyền từ chối bắt pao, cô có quyền lựa chọn: "em yêu người nào, em bắt pao nào”...). Trước khi về nhà thống lí, Mị từng có một thời tuổi trẻ say mê theo tiếng sáo, theo lời hát. Và Mị đã từng yêu. Mị về nhà thổng lí với thân phận con dâu gạt nợ, bị cầm tù trong một cuộc hôn nhân ép buộc: "A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau Chính những lời ca đẹp cùng với tiếng sáo, chứ không phải chỉ bản thân tiếng sáo – đã gọi về quá khứ hạnh phúc gắn với tình yêu, tuổi trẻ, từ đó thổi bùng dậy khao khát yêu và sống trong tâm hồn Mị. Làm phép giả định ngược lại, nếu đó chỉ là những lời ca buồn, tiếng than não nuột cho thân phận thì có thể nhận được đồng cảm nhưng chưa chắc đã làm bừng lên khát vọng sống trong nhân vật.
– Về nghệ thuật: cùng với tiếng sáo, những câu hát góp phần thúc đẩy, tạo bước ngoặt trong diễn biến tâm lí của Mị. Chúng cũng tạo nên sắc thái trữ tình, chất thơ cho tác phẩm. "Chất Tây Bắc” rất riêng của vợ chồng A Phủ không chỉ được gợi ra từ cảnh sắc thiên nhiên, phong tục, Con người... mà còn từ chính những lời ca như thế.
Nguồn: Đọc tài liệu

Tin liên quan