4 công thức chuyển đoạn - Áp dụng cho Nghị luận văn học - Phân tích văn xuôi

Ngày 06/05/2023 16:26:01, lượt xem: 3620

Một bài văn được hình thành từ nhiều đoạn văn khác nhau. Chính bởi vậy mà trong quá trình phân tích văn xuôi, nhiều bạn lúng túng, gặp khó khăn trong việc chuyển đoạn. Thấu hiểu được “nỗi lòng” của các bạn, chị sẽ gửi đến các bạn một số cách chuyển đoạn để bài viết của mình trở nên “mượt mà”, không bị “đứt gãy” nha!

 

 

1. Nhắc lại nội dung của luận điểm trước để chuyển đoạn: Nếu như  (luận điểm 1) nhà văn đã thể hiện được + nội dung luận điểm 1 thì ở (luận điểm 2) nhà văn đã khắc họa + nội dung luận điểm 2.
VD: Nếu như bức tranh thiên nhiên mà nhà văn Nguyễn Minh Châu tạo ra một tuyệt tác đạt đến sơn cùng thủy tận thì ở bức tranh đời, ông lại khắc họa một hiện vô cùng tàn khốc, đối nghịch hoàn toàn với vẻ đẹp thơ mộng “cảnh đắt trời cho” trước đó… (đi vào phân tích).


2. Sử dụng một ý kiến lý luận văn học để chuyển đoạn: Nhà văn A đã từng bộc bạch: “Trích dẫn ý kiến”. Thấm nhuần tư tưởng ấy, nhà văn B đã thể hiện (nội dung đoạn cần phân tích).
VD: M. Gorki đã từng bộc bạch: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý”. Thấm nhuần tư tưởng ấy, nhà văn Tô Hoài đã đặt lên vai mình trọng trách cao cả, ông đã dùng trái tim chân thành của người nghệ sĩ hóa thân thành sứ giả để gắn trên lưng những con người nhỏ bé đôi cánh vươn tới chân lý. Vì vậy trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, đôi cánh mà nhà văn tặng cho cô Mị có lẽ được thể hiện qua hai lần hồi sinh. (Đi vào phân tích).

 

ĐỌC THÊM HƯỚNG DẪN 4 CÁCH VIẾT CHUYỂN ĐOẠN MƯỢT HƠN CHO BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

 

3. Sử dụng hình ảnh so sánh đối nghịch để chuyển đoạn: Nếu ví nội dung A + như (hình ảnh A) thì nội dung B + như (hình ảnh B).
VD: Nếu ví việc miêu tả sự hung bạo dữ dội của Sông Đà như một trận cuồng phong bão táp thì dưới đây, tác giả Nguyễn Tuân đã làm cho vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Đà như một làn gió mới mẻ rất đỗi dịu dàng. (Đi vào phân tích).
Sử dụng cấu trúc: “Càng… càng”: Càng dọc theo từng con chữ trên trang nghệ thuật của nhà văn, ta càng thấu hiểu được (Nội dung cần phân tích).
Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, càng dọc theo từng con chữ trên trang nghệ thuật của nhà văn, ta càng thấu hiểu được khát khao được sống, khát khao vươn lên để thoát khỏi sự khốn cùng của những người nông dân nghèo trong nạn đói thế kỷ của dân tộc. (Đi vào phân tích).

 

Đồng hành cùng chị trong KHÓA HỌC 10 NGÀY "CHẠY" VĂN để đạt 8+ Văn trong kì thi THPT Quốc Gia nhé!

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan