3 mẫu gợi ý viết liên hệ mở rộng cực hay

Ngày 03/05/2023 17:22:43, lượt xem: 7129

Các bạn hay hỏi chị làm thế nào để viết văn được điểm cao, làm thế nào để có thể liên hệ mở rộng trong bài viết. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nha!!

 

 


Mẫu 1: Áp dụng mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống
Solzhenitsyn từng nói: “Văn chương không phải là hơi thở của xã hội đương thời, không dám nói lên nỗi đau và sợ hãi của xã hội, không cảnh báo kịp những mối nguy hại đe dọa đạo đức và xã hội - thứ văn chương đó không xứng đáng với cái tên văn chương”. Điều đó có nghĩa là nhà văn phải phản ánh trung thực xã hội, văn học phản ánh thực tế theo “lối đi riêng” của tác giả. Cũng như Nguyễn Đình Thi từng chiêm nghiệm: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng được xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng người nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ”. Đúng như vậy, tác phẩm văn học chính là phương tiện để nhà văn thực hiện thiên chức của mình: phản ánh hiện thực đời sống. Không có tác phẩm thì không có cái gọi là nhà văn, nhà thơ. Không có tác phẩm thì nhà văn, nhà thơ ấy không khác gì người họa sĩ không có bút, nhà quay phim không có máy quay hành nghề. Tác phẩm chính là cái cuối cùng, là cái túi chứa đựng mọi cảm xúc, khát khao, suy cảm của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Hiểu được điều ấy [tác giả] đã có những đêm không ngủ và lòng rực sáng, tâm hồn nhà nghệ sĩ ấy dồn chứa những rung cảm mãnh liệt dẫn tới một nhu cầu: viết, viết và phải viết. Tất cả những điều ấy được [tác giả] dâng trọn trong [tác phẩm]. Bởi khi người đọc đã đặt những bước chân đầu tiên vào thế giới ấy thì càng muốn đi sâu, ngắm nhìn mọi ngóc ngách, mọi hang cùng để rồi đưa người đọc vào sự trầm tư hay thăng hoa, hạnh phúc. Sau cuối, người đọc sẽ gật gù cái đầu mà rằng: thế giới trong bể chữ kia phải chăng là thế giới mình đang sống.

 

ĐỌC THÊM GÓC LÍ LUẬN VĂN HỌC | MỌI TÁC PHẨM VĂN HỌC CHẤT CHỨA NỖI ĐAU ĐỀU KẾT NGỌC DÂNG ĐỜI


Mẫu 2: Áp dụng phong cách nghệ thuật nhà văn/ nhà thơ
Chekhov từng chia sẻ: “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… Nếu anh không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ”. Nên trong quá trình sáng tác không mệt mỏi mỗi người nghệ sĩ đều tìm ra cho mình một “lối đi riêng” là thế. Để rồi [tác giả] đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc với [phong cách nghệ thuật của tác giả]. Từ đó mỗi bạn đọc chúng ta càng phải có ý thức trau dồi bản thân để có thể thấu hiểu được trọn vẹn những gì mà nhà văn viết, để cảm nhận sâu sắc hơn một tấm lòng vĩ đại phía sau những con chữ đang lăn trên từng trang sách.


Mẫu 3: Áp dụng mối quan hệ giữa nhà văn - tác phẩm - bạn đọc
Tiếp nhận văn học là khâu cuối cùng của hoạt động sáng tác văn học, bởi lẽ mỗi nhà văn khi sáng tác đều hướng đến bạn đọc, ngay cả khi viết cho riêng mình. Đôi khi đó chính là cách mà họ đối thoại với bạn đọc, về cuộc sống trong quá trình tiếp nhận văn học. Người đọc được coi là người đồng sáng tạo với tác giả, bàn về mối quan hệ giữa Nhà văn và bạn đọc, Bạn đọc và tác phẩm Chế Lan Viên từng thổ lộ: 
“Mình là ta đấy, thôi ta vẫn gửi cho mình,
Sâu thẳm mình ư lại là ta đấy,
Ta gửi tro mình nhen thành lửa cháy,
Gửi viên đá con, mình lại dựng lên thành”.
Như vậy giữa độc giả và tác giả luôn có một sợi dây liên kết vô hình, thấu hiểu và hướng tới nhau, là sự hòa quyện về tư duy, cảm xúc. Người đọc có thể thổi bùng tư tưởng thầm kín của tác phẩm mà tác giả đề cập tới, làm sống dậy những điều nhà văn muốn nói, làm rõ những gì còn nhòe mờ. Hiểu được điều ấy, người cầm bút - [tác giả] luôn luôn ý thức để lại dư ba trong lòng độc giả, bởi chỉ có như thế đứa con tinh thần ấy mới vượt qua sự băng hoại của thời gian, nằm ngoài quy luật của cái chết.

 

Đồng hành cùng chị trong KHÓA HỌC 10 NGÀY "CHẠY" VĂN để đạt 8+ Văn trong kì thi THPT Quốc Gia nhé!

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan