Đăng Ký Học
Ngày 22/09/2022 09:58:34, lượt xem: 28298
Em đã bao giờ viết hết một đoạn văn hay một luận điểm mà không biết cách làm thế nào để chuyển sang ý tiếp theo sao cho "mượt" nhất chưa??
Nếu vậy thì hôm nay hãy cùng chị ghi nhớ 4 cách chuyển đoạn sau đây nha!
Cách |
Ví dụ |
Cách 1: Sử dụng từ nối/hệ thống từ nối Các từ nối đã rất quen thuộc đối với chúng mình rồi đúng không nào! Có thể liệt kê “sương sương” các từ thường dùng như: Đầu tiên, tiếp theo, nối tiếp, từ đó, như vậy, tóm lại, hơn nữa, bên cạnh đó,... Đây là cách nối cơ bản nhất, dễ sử dụng nhất để tạo liên kết cho các đoạn trong bài văn nghị luận văn học. |
Với Quang Dũng, chết không bao giờ là hết. Bằng việc sử dụng hình ảnh “áo bào thay chiếu”, ông đã bi tráng hóa cái chết của con người, tráng lệ hóa sự hi sinh của người lính, “anh về đất” biến cái chết trở thành một sự nghỉ ngơi sau những quãng đường xông pha chiến trận làm không khí cả bài thơ bi nhưng không hề lụy. Cái chết của các anh, sự hy sinh của các anh luôn là sự nhắc nhớ trong trái tim đồng đội, đồng bào, sự hi sinh ấy lặng lẽ, âm thầm nhưng luôn cao cả và đáng trọng: “Vui vẻ chết như như cày xong thửa ruộng. Lòng khỏe nhẹ anh dân công vui sướng Nằm trên liếp cỏ ngủ ngon lành" (Tố Hữu) Trở lại với những vần thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng không trốn tránh hiện thực mà đã khắc họa sự hi sinh của người lính một cách thanh thản, thầm lặng và cao cả, gây xúc động lòng người, lay động thiên nhiên. |
Cách 2: Sử dụng phép lặp, nhắc lại nội dung tương đồng Nhắc lại hoặc lặp lại một phần nội dung cũng là cách thông dụng để tạo tính liên kết. Tuy nhiên khi sử dụng cách này, các bạn cần chú ý viết khéo léo để không bị lặp từ. Thêm nữa, cụm từ hoặc nội dung lựa chọn để lặp cần hợp lý ở cả hai đoạn. |
Nỗi nhớ đã trở thành cội nguồn cảm hứng sáng tạo và làm nên cấu trúc của thi phẩm. Không chỉ nồng nàn nỗi nhớ mà còn cháy bỏng niềm khát khao được thêm một lần nữa sống lại những ngày tháng hào hùng tươi đẹp đã trở thành quá khứ, nhưng không có phép màu kì diệu nào có thể quay ngược thời gian. Có lẽ vì thế mà Quang Dũng đã trở về miền núi rừng bằng con đường hoài niệm, bằng con đường của những giai thoại miền kí ức, đọng lại mãi trong một phần tâm trí nhà thơ, mãi không thể nào phai nhòa. Tây Tiến không phải là một bài thơ tình nhưng vẫn nồng nàn thắp lửa trong mỗi lời thơ bởi đó là nỗi nhớ về một miền núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, nơi Quang Dũng từng trải qua những tháng ngày hành quân gian khổ mà hào hùng: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng ấy còn thể hiện qua một không gian sương mờ bao phủ rộng cả vùng Tây Bắc. Không gian cứ mênh mông vô tận trong hình ảnh đêm khuya tưởng chừng như rất lạnh lẽo, nặng nề nhưng lại được tiếp thêm sức mạnh: “Sài Khao sương lấp đoàn quân Mường Lát hoa về trong đêm hơi” … |
Cách 3: Sử dụng liên hệ mở rộng làm kết nối Đây là cách nâng cao hơn một chút. Phần liên hệ mở rộng thường được đan cài trong các phân phân tích văn bản. Đối với các phần liên hệ nằm ở cuối đoạn phân tích, chúng mình hoàn toàn có thể sử dụng để bắt sang luôn phần viết tiếp theo. Cách này không phải lúc nào cũng sử dụng được, khi học văn bản, các bạn để ý để đan cài linh hoạt nhé! |
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. [Phân tích] Dốc ấy, vực ấy chợt làm tôi liên tưởng đến câu hát trong bài ca “Hò kéo pháo”: “Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù” Câu hát thể hiện tinh thần quyết chiến của những người lính kéo pháo, cũng là ý chí của bất kì anh bộ đội cụ Hồ nào bước chân ra chiến trường, ý chí quyết tử cho tổ quốc quyết sinh: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét, Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”. |
Cách 4: Sử dụng nhận định Nhận định văn học luôn là một điểm nhấn cho bài nghị luận văn học. Các bạn có thể sử dụng những nhận định đó để kết nối bài viết của mình. Tuy nhiên, hãy chú ý lựa chọn nhận định sao cho phù hợp với nội dung cả hai đoạn (trước vào sau nhận định) và đừng lạm dụng cách này quá nhiều lần trong một bài văn nha! |
Có thể thấy “khúc độc hành” vừa mạnh mẽ hào tráng vì là khúc ca dành cho những người chiến sĩ anh hùng, vừa phảng phất âm hưởng cô đơn, ngậm ngùi, buồn bã bởi đây là cảm giác không tránh khỏi khi đứng trước cái chết, khi phải đưa tiễn những người thân yêu trong chuyến ra đi cuối cùng. Quả thực “Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim” (Hoài Thanh) bởi Quang Dũng đã để từng con chữ thoát ra từ lồng ngực mình. Những câu thơ thổn thức của ông về hình tượng người lính Tây Tiến hòa chung vào bản nhạc muôn điệu của thơ ca kháng chiến, bồi đắp thêm những vẻ đẹp của người lính thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thời kỳ của những đau thương và anh dũng. |
Xuất phát sớm cùng chị trong khóa học Toàn diện VAN8 nhé 2k5!
Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:
Fanpage: Học văn chị Hiên
Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube
IG: Học văn chị Hiên
Tiktok: Học văn chị Hiên
Tin liên quan