3 CÁCH NÂNG CẤP DIỄN ĐẠT CỰC "CHẤT"

Ngày 04/01/2024 15:17:33, lượt xem: 1266

Viết văn không hề khó. Nhưng làm sao để viết ăn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc hơn, lồng ghép được nhiều yếu tố nâng cao hơn thì mới khó. Chính vì thế, để giúp các em diễn đạt tốt hơn, mượt mà và "chất hơn", Học Văn Chị Hiên sẽ mách em một số mẹo dưới đây.

 

 

1. Nâng cấp bằng hình ảnh (có thể là các hình ảnh có sức gợi tả, mang tính biểu tượng như mầm cây, hoa hướng dương, hoa bồ công anh, cầu vồng sau mưa,...)

- Thay vì viết: Trong cuộc sống, nếu muốn đạt được thành công thì bạn phải biết trân trọng những điều nhỏ bé.

- Hãy viết: Cái cây to lớn nào cũng bắt nguồn từ những mầm cây nhỏ bé, cuộc sống là vậy. Tất cả những thành tựu lớn lao đều kết tinh từ những gì giản dị. Vậy nên hãy trân trọng những những giá trị đó để một ngày chúng ta đều được nếm trái ngọt.

 

2. Sử dụng lí luận văn học

- Thay vì viết: Văn học phải bắt nguồn từ đời sống hiện thực, đó là chân lí bất diệt để một tác phẩm ra đời.

- Hãy viết: Giống như biển rộng bắt nguồn từ những dòng sông, các tác phẩm văn học cũng phải có nơi để xuất phát, bám rễ để mang những tới dòng nước mát tưới cho cuộc đời. Hơn thế nữa nó còn là sự xuất phát từ trái tim, từ những rung động chân thành của nhà văn dành cho con người, nếu thiếu đi trái tim ấy dòng nước văn chương sẽ mãi chỉ mãi mãi nằm trong yên lặng hay dưới mạch ngầm sâu của đại dương.

 

ĐỌC THÊM: NÂNG CẤP DIỄN ĐẠT CHO BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BẰNG CÁC SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

 

3. Sử dụng biện pháp so sánh

- Thay vì viết: Tác phẩm A của nhà văn B giống như viên ngọc quý của nền văn học Việt Nam.

- Hãy viết: Khi một tài năng ra đi ta lại nhớ đến sự bất tử của một ngòi bút. Nhà văn B giống như một ngôi sao băng lóe sáng trên bầu trời văn học Việt Nam bằng tác phẩm A của mình. Đọc tác phẩm ấy, tôi như thấy được cả đời người, thấy cả trái tim chân thành mà ông/ bà gửi gắm cho mai hậu. Ngôi sao ấy dù không còn hiện hữu trên cuộc đời nhưng chắc chắn nó sẽ vẫn mãi tỏa sáng ở bầu trời văn chương.

 

- Thay vì viết: Tác giả A và tác giả B là hai nhà văn lớn, có phong cách nghệ thuật khác nhau nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng.

- Hãy viết: Nói đến văn chương là nói đến cái đẹp. Tìm đến cái đẹp là tìm đến cái đích của văn chương, tìm vào cái đẹp của tác giả A và tác giả B (những người suốt đời đi tìm cái đẹp) lại trở nên hết sức cần thiết.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
- Khóa học kĩ năng - Lớp 9
- Khóa học luyện đề chuyên sâu - Lớp 12

Tin liên quan