PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP PHẨM CHẤT NHÂN VẬT PHƯƠNG ĐỊNH - NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

Ngày 06/06/2023 14:42:44, lượt xem: 6652

Đề bài:

Trong truyện “Những ngôi sao xa xôi”, nhà văn Lê Minh Khuê có viết:

"(1) Quen rồi. (2) Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu trình có nổ, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai. Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cắt lạo xạo trong miệng.

Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu."

Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp, có sử dụng phép thế để làm rõ vẻ đẹp phẩm chất (được bộc lộ trong đoạn trích trên) của nhân vật “tôi”. Gạch chân những từ ngữ dùng làm phép thế.

 

 

ĐỌC THÊM PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH TRONG "BẾP LỬA" - BẰNG VIỆT

 

Bài làm:

(1) Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, đã có rất nhiều thanh niên trẻ dũng cảm lên đường chiến đấu hết mình vì Tổ quốc, vì nhân dân bởi họ luôn tâm niệm “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. (2) Như một lời kêu gọi âm vang trong tim, nhân vật tôi trong đoạn trích trên vẫn luôn sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng cống hiến. (3) Đó chính là cô gái Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê. (4) Cô là một nữ thanh niên xung phong trẻ làm công việc gỡ bom trên huyết mạch Trường Sơn, những khó khăn, vất vả cô gái này phải trải qua thật khó diễn tả bằng lời. (5) Trên đoạn trích có viết, “một ngày phá bom đến năm lần”, trong thời chiến, đây chắc hẳn là công việc nguy hiểm nhưng có tần suất làm việc cũng lớn thế nên câu “Quen rồi” phát ra vừa nhẹ nhàng vừa thân thuộc. (6) Công việc phá bom diễn ra theo ngày, một ngày không phải một lần mà rất nhiều lần. Làm công việc này, xác suất chết rất cao, do đó, chết cũng là điều hiển nhiên nằm trong suy nghĩ của “nhân vật tôi”, chị coi đó là một điều bình thường. (7) “Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, cái chết thoáng qua, nó xuất hiện một cách mờ nhạt vì công việc chính của chị là phải tập trung phá bom, làm cho bom nổ, lúc nào trong đầu nhân vật này cũng tâm niệm: “liệu trình có nổ, bom có nổ không? (8) Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai”, đây chính là sự dũng cảm của một người lính. (9) Làm việc này, ngoài lòng gan dạ, dũng cảm cũng cần sự cẩn thận, tỉ mỉ. Chỉ sơ suất một chút thì tử thần sẽ đến rất nhanh. Mỗi lần phá bom là một lần đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, phải chiến đấu với lưỡi hái của thần chết. (10) Vì muốn phá thành công bom, mìn, hỏi phải chuẩn bị rất nhiều phương án và quyết đoán trong công việc “đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền” để rồi khi phá bom thành công, họ sẽ phải chịu mồ hôi thấm vào môi, cát lạo xạo trong miệng, phải chịu nghe tiếng đinh tai nhức óc, mắt cay xè… (11) Nhưng đó chính là điều đáng tự hào của một người gõ bom, là chiến công của nhân vật tôi. (12) Từ đây ta có thể thấy qua đoạn trích, nhân vật tôi là một người lính dũng cảm, kiên cường, gan dạ, tỉ mỉ, thông minh và trách nhiệm, đó là những vẻ đẹp phẩm chất nổi bật của chị.

Phép thế trong câu (4): “cô” thế cho “cô gái Phương Định”.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS
Youtube Học Văn Chị Hiên

Instagram Học Văn Chị Hiên
Tiktok Học Văn Chị Hiên

Tin liên quan