MỞ BÀI HAY NHẤT CHO DẠNG ĐỀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT - LỚP 9

Ngày 17/10/2024 17:30:39, lượt xem: 69

 

1. Cách 1

Nhân vật là đứa con tinh thần của nhà văn, là linh hồn của tác phẩm. Nhà văn có thể truyền tải mọi thông điệp, tình cảm, suy tư qua đứa con tinh thần ấy. Và với nhân vật A trong tác phẩm B, nhà văn/ tác giả C đã khắc họa vấn đề D.

VD: Nhân vật là đứa con tinh thần của nhà văn, là linh hồn của tác phẩm. Nhà văn có thể truyền tải mọi thông điệp, tình cảm, suy tư qua đứa con tinh thần ấy. Và với nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả Nguyễn Dữ đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, đức hạnh nhưng lại phải chịu số phận oan khuất, trái ngang.

 

2. Cách 2

“Các nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống mà là hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” (Bê-ông Brit). Thật vậy, mỗi nhân vật vừa phản ánh được đời sống vừa có thể truyền tải những suy tư sâu sắc của tác giả. Vậy nên, qua tác phẩm A, tác giả/ nhà văn B đã khắc họa nhân vật C vấn đề D.

VD: “Các nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống mà là hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” (Bê-ông Brit). Thật vậy, mỗi nhân vật vừa phản ánh được đời sống vừa có thể truyền tải những suy tư sâu sắc của tác giả. Vậy nên, qua “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã khắc họa Mị tài năng, xinh đẹp và có sức sống mãnh liệt.

 

ĐỌC THÊM: CÔNG THỨC VIẾT MỞ BÀI TRỌN ĐIỂM CHO KIỂU BÀI PHÂN TÍCH TÁC PHẨM THEO TỪNG CHỦ ĐỀ

 

3. Cách 3:  (Mở bài nâng cao)

Nguyễn Huy Thiệp từng nhận xét: “Nhà văn là một danh hiệu lạ lùng, vừa hữu ích lại vừa phù phiếm. Nó không phải danh hiệu anh ta tự đứng ra xưng danh được, mà là một danh hiệu do độc giả đặt tên”. Còn nhà thơ Nguyễn Đình Thi lại khẳng định, một tác giả có viết được hay không là ở chỗ tác giả đó có “tạo ra được một nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được” hay không. Việc tạo dựng, xây đắp một nhân vật không phải dễ, nhưng khi thành công, nó sẽ là sự khẳng định mạnh mẽ cho tài năng và cả tâm hồn của nhà văn. Có thể thấy, qua nhân vật A của tác phẩm B, nhà văn C đã thể hiện được trọn vẹn một con người + vấn đề D.

VD: Nguyễn Huy Thiệp từng nhận xét: “Nhà văn là một danh hiệu lạ lùng, vừa hữu ích lại vữa phù phiếm. Nó không phải danh hiệu anh ta tự đứng ra xưng danh được, mà là một danh hiệu do độc giả đặt tên”. Còn nhà thơ Nguyễn Đình Thi lại khẳng định, một tác giả có viết được hay không là ở chỗ tác giả đó có “tạo ra được một nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được” hay không. Việc tạo dựng, xây đắp một nhân vật không phải dễ, nhưng khi thành công, nó sẽ là sự khẳng định mạnh mẽ cho tài năng và tâm hồn của nhà văn. Có thể thấy, qua nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên, nhà văn Nam Cao đã thể hiện trọn vẹn một kiểu người điển hình trong xã hội Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám, từ lương thiện bị cuộc đời tha hóa thành kẻ lưu manh.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
Khóa học Văn vip lớp 9 - 2k10

Tin liên quan