CÔNG THỨC VIẾT MỞ BÀI TRỌN ĐIỂM CHO KIỂU BÀI PHÂN TÍCH TÁC PHẨM THEO TỪNG CHỦ ĐỀ

Ngày 09/08/2024 15:01:44, lượt xem: 732

 

 

 

1. Đề tài tình cảm gia đình

- Công thức: 

Từ bao đời nay, tình cảm gia đình vẫn luôn là đề tài bất tận, là mảnh đất trồng màu mỡ để những người phu chữ đào sâu, cày xới. Viết về đề tài này, chúng ta phải kể đến các tác phẩm đã để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc như: tác phẩm A, tác phẩm B, tác phẩm C, … Cùng viết về đề tài này nhưng tác phẩm D của tác giả D đã mang đến một làn gió mới. Tác phẩm D đã khắc họa thành công (Nội dung chính) thông (đặc sắc nghệ thuật) đã để lại cho bạn đọc nhiều niềm thương, nỗi nhớ. 

 

- Ví dụ: Phân tích tác phẩm “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.

Từ bao đời nay, tình cảm gia đình vẫn luôn là đề tài bất tận, là mảnh đất trồng màu mỡ để những người phu chữ đào sâu, cày xới. Viết về đề tài này, chúng ta phải kể đến các tác phẩm để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc như: “Nói với con” của Y Phương, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, “Bếp lửa” của Bằng Việt, …  Cùng viết về đề tài này nhưng tác phẩm “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh đã mang đến một làn gió mới. “Tiếng gà trưa” đã khắc họa thành công tình cảm bà cháu ấm áp thông qua các hình ảnh, ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, đậm chất thôn quê đã để lại cho bạn đọc nhiều niềm thương, nỗi nhớ. 

 

2. Đề tài quê hương đất nước

- Công thức:

Tác giả A là một trong những tác giả thành công vang dội khi viết về đề tài quê hương đất nước. Trong đó, tác phẩm B đã để lại trong bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Bằng các (đặc sắc về nghệ thuật) tác giả đã thể hiện thành công (đặc sắc về nội dung). 

- Ví dụ: Phân tích tác phẩm “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi. 

Tác giả Nguyễn Đình Thi là tác giả thành công vang dội khi viết về đề tài quê hương đất nước. Trong đó, tác phẩm “Đất nước” đã để lại trong bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Bằng ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi tác giả đã thể hiện thành công hình ảnh đất nước vất vả, đau thương, tươi thắm, vô ngần trong những năm tháng kháng chiến đầy gian khổ.

 

ĐỌC THÊM: NHỮNG MẪU MỞ BÀI HAY NHẤT CHO DẠNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT - LỚP 9

 

3. Đề tài chiến tranh, người lính

- Công thức: 

Đi theo tiếng gọi của non sông, đất nước, đã có không ít những nhà thơ, nhà văn dùng ngòi bút của mình để đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập, hòa bình cho dân tộc. Chính vì thế, đã có rất nhiều các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh, về đề tài người lính được cất cánh. Và tác giả A với tác phẩm B đã khắc họa thành công + nội dung + thông qua + đặc sắc nghệ thuật. 

- Ví dụ: Phân tích tác phẩm “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân.

Đi theo tiếng gọi của non sông, đất nước, đã có không ít những nhà thơ, nhà văn dùng ngòi bút của mình để đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập, hòa bình cho dân tộc. Chính vì thế, đã có rất nhiều các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh, về đề tài người lính được cất cánh. Và tác giả Lê Anh Xuân với tác phẩm “Dáng đứng Việt Nam” đã khắc họa thành công bức tượng đài bất tử về người lính thông qua những hình ảnh, vần thơ hào hùng, bi tráng. 


 

4. Đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám

- Công thức: 

Tác giả Nam Cao đã từng có một khẳng định chắc nịch: “Nhà văn phải đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của cuộc đời”. Hai từ “né tránh” sẽ không có trong từ điển của một cây bút chân chính vì hiện thực chính là sự khởi nguồn bất tận của nghệ thuật. Anh phải biết mở rộng tấm lòng, biết đón nhận lấy tất cả cung bậc hỉ, nộ, ái, ố để mài giũa, nhào nặn những biến động ấy thành một viên ngọc tinh tế nhưng vẫn phải đỗi chân thật. Chính bởi lẽ đó, “Nhà văn A” cũng đã có cho mình một viên ngọc như thế, một viên ngọc được trau chuốt từ đời sống trần trụi nhưng thông qua ngòi bút đậm tính nhân đạo ta lại thấy rõ được vẻ đẹp tiềm ẩn của những kiếp người trong bể đời đầy sóng gió thông qua những trang văn của “Tác phẩm B”.

- Ví dụ: Phân tích tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.

Tác giả Nam Cao đã từng có một khẳng định chắc nịch: “Nhà văn phải đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của cuộc đời”. Hai từ “né tránh” sẽ không có trong từ điển của một cây bút chân chính vì hiện thực chính là sự khởi nguồn bất tận của nghệ thuật. Anh phải biết mở rộng tấm lòng, biết đón nhận lấy tất cả cung bậc hỉ, nộ, ái, ố để mài giũa, nhào nặn những biến động ấy thành một viên ngọc tinh tế nhưng vẫn phải đỗi chân thật. Chính bởi lẽ đó, nhà văn Ngô Tất Tố cũng đã có cho mình một viên ngọc như thế, một viên ngọc được trau chuốt từ đời sống trần trụi nhưng thông qua ngòi bút đậm tính nhân đạo ta lại thấy rõ được vẻ đẹp tiềm ẩn của những kiếp người trong bể đời đầy sóng gió thông qua những trang văn của “Tắt đèn”.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9

Tin liên quan