CÔNG THỨC CHUYỂN ĐOẠN ÁP DỤNG CHO BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC VỀ TÁC PHẨM VĂN XUÔI

Ngày 10/10/2024 15:58:55, lượt xem: 274

Các bạn đã biết cách chuyện đoạn, liên kết các ý trong bài sao cho mượt mà chưa? Hãy cùng tham khảo những công thức chuyển đoạn áp dụng cho bài nghị luận về tác phẩm văn xuôi do Học Văn Chị Hiên biên soạn dưới đây.

 

 

1. Công thức 1: 

Văn chương bắt nguồn từ đời sống và phản ánh cuộc sống con người. Mỗi tác phẩm văn học đều viết lên nỗi niềm trăn trở, suy tư, tình yêu khát vọng của người nghệ sĩ dành cho cuộc đời. Và tác giả A đã thể hiện trọn vẹn (nội dung cần phân tích) trong trang viết của mình.

Ví dụ: Văn chương bắt nguồn từ đời sống và phản ánh cuộc sống con người. Mỗi tác phẩm văn học đều viết lên nỗi trăn trở, suy tư, tình yêu khát vọng của người nghệ sĩ dành cho cuộc đời. Và tác giả Thạch Lam đã thể hiện trọn vẹn bức tranh miền quê bình yên trong trang viết của mình.
 

2. Công thức 2: 

Không chỉ khắc họa (nội dung phân tích trước đó), nhà văn còn thể hiện thành công (nội dung phân tích)

Ví dụ: Không chỉ khắc họa hình tượng nhân vật Mị, nhà văn còn thể hiện thành công hình tượng nhân vật A Phủ với số phận bất hạnh.

 

ĐỌC THÊM: PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN Ý TRONG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HIỆU QUẢ NHẤT

 

3. Công thức 3: (Áp dụng cho phân tích nhân vật) 

Bê-ông Brit từng tâm niệm rằng: “Các nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống mà là hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”. Và để truyền tải những ý đồ tư tưởng của mình, tác giả A đã xây dựng nên hình tượng nhân vật B

Ví dụ: Bê-ông Brit từng tâm niệm rằng: “Các nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống mà là hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”. Và để truyền tải những ý đồ tư tưởng của mình, tác giả Nguyễn Thành Long đã xây dựng nên hình tượng nhân vật anh thanh niên. 
 

4. Công thức 4: (Áp dụng cho phân tích tình huống truyện)

 “Là lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người" (Nguyễn Minh Châu), tình huống truyện độc đáo đã góp phần quan trọng trong việc làm nên thành công của tác phẩm. Trong tác phẩm của mình, (tác giả A) đã xây dựng (tình huống truyện) 

Ví dụ: “Là lát cắt của sự sống , là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người" (Nguyễn Minh Châu) tình huống truyện độc đáo đã góp phần quan trọng trong việc làm nên thành công của tác phẩm. Trong tác phẩm của mình, tác giả Nguyễn Thành Long đã xây dựng tình huống đơn giản mà hấp dẫn, đó là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa.

 

ĐỌC THÊM: CÔNG THỨC CHUYỂN ĐOẠN ÁP DỤNG CHO BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM THƠ HAY NHẤT

 

5. Công thức 5:

Tác giả A đã không dừng lại ở việc (nội dung đã phân tích trước đó) mà nhà văn còn (nội dung phân tích tiếp theo)

Ví dụ: Tác giả Thạch Lam đã không dừng lại ở việc khắc họa bức tranh phố huyện khi bóng tối dần bao trùm mà nhà văn còn thể hiện đậm nét chân dung của những kiếp người sống trong đêm tối. 
 

6. Công thức 6: (Áp dụng phân tích chi tiết đắt giá trong tác phẩm)

"Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa là một chi tiết chân thực còn cần đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực tưởng tượng của nhà văn về cuộc sống và con người" (Bùi Việt Thắng). Và chi tiết A được tác giả B thể hiện trong trang viết của mình  chính là chi tiết như vậy. 

Ví dụ: "Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa là một chi tiết chân thực còn cần đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực tưởng tượng của nhà văn về cuộc sống và con người" (Bùi Việt Thắng). Và chi tiết “trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…” được tác giả Kim Lân thể hiện trong trang viết của mình chính là chi tiết như vậy.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
Khóa học Văn vip lớp 9 - 2k10

Tin liên quan