Đăng Ký Học
Ngày 07/02/2020 16:24:25, lượt xem: 4973
Đề bài: Có ý kiến cho rằng: với giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu vẫn luôn dễ đi vào lòng người.
Anh, chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).
Bài làm
Dàn ý chi tiết:
MB: Trong nền Văn học Việt Nam hiện đại, nhà thơ Tố Hữu được biết tới với vị trí lá cờ đầu trong thơ ca Cách mạng Việt Nam. Những tác phẩm thơ của người nghệ sĩ này chinh phục trái tim bạn đọc với một tinh thần lạc quan, yêu đời, dũng cảm và một trái tim nồng nàn yêu nước. “Việt Bắc” - Đỉnh cao thơ ca chống Pháp, đỉnh cao đời thơ Tố Hữu chính là một trong số những tác phẩm thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ này. Nhận xét về hồn thơ Tố Hữu có ý kiến cho rằng: “Với giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu vẫn luôn dễ đi vào lòng người.” Qua việc Học Văn Chị Hiên Hướng dẫn làm đề thi thử lần 1 phân tích 8 câu thơ đầu trong thi phẩm “Việt Bắc” chúng ta thấy nhận định này hoàn toàn đúng đắn.
TB:
Lđ1: Tác giả, tác phẩm (Những nét chính về nhà thơ Tố Hữu và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm)
Lđ2: Giải thích nhận định - BƯỚC ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG Nhận định bao gồm 2 thông điệp:
1. Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết => Giọng thơ trữ tình => Đã mang nghĩa tường minh rồi.
2. Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc => Nghệ thuật thể hiện bài thơ giàu tính dân tộc
Giải thích: Tính dân tộc là những đặc trưng riêng của dân tộc Việt Nam được thể hiện chủ yếu qua “tính cách dân tộc” (Có thể hiểu là những phẩm chất lặp đi lặp lại tạo thành bộ mặt tinh thần dân tộc) (Hiểu một cách đơn giản: hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn toát lên với những phẩm chất: chịu thương, chịu khó, cần cù, dịu dàng, đảm đang, trung hậu,...). Mặt khác tính dân tộc cũng được thể hiện qua cái nhìn dân tộc đối với thế giới xung quanh, là biểu hiện đầy đủ nhất những cảm nhận của nhà văn, nhà thơ trước không gian, thời gian và các mối quan hệ giữa con người với con người.
Bàn về tính dân tộc trong văn học nghệ thuật, nhà nghiên cứu người Nga A.Tôn xtôi đã từng nhận định "Nghệ thuật dân tộc là nghệ thuật mang mùi hương đất đai, trong tiếng mẹ đẻ mỗi từ dường như có hai lần ý nghĩa nghệ thuật… " Quan điểm đó rất đúng bởi vì tác phẩm văn học nghệ thuật là sản phẩm riêng của cá nhân nghệ sĩ, nhưng đằng sau mỗi người nghệ sĩ bao giờ cũng mang bóng dáng của dân tộc, giai cấp mà họ đang sống. Vậy nên tinh thần dân tộc luôn thấm đẫm trong từng câu chữ, trong cách cảm cách nghĩ của mỗi nhà văn, nhà thơ. Và cũng chính đặc thù của đời sống dân tộc đã mang lại cho văn học của dân tộc ấy một bản sắc riêng độc đáo được bảo tồn lưu giữ qua nhiều thế hệ.
Soi chiếu những ý này vào tác phẩm Việt Bắc ta thấy nhận định này hoàn toàn hợp lý.
Lđ3: Phân tích đoạn thơ trên 2 phương diện: nội dung và nghệ thuật
Lđ4: Chứng minh nhận định
- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết: Thể hiện qua thể thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng từ ngữ khiến người đọc liên tưởng tới lối đối đáp, giao duyên => Giải thích tại sao Tố Hữu lại có được giọng thơ đó. => Mở rộng liên hệ với 1 số bài thơ khác của ông: Bầm ơi, Bác ơi,...
- Tính dân tộc:
+ Nội dung bài thơ:
* Phản ánh thời kỳ lịch sử vĩ đại của dân tộc Học Văn Chị Hiên Hướng dẫn làm đề thi thử lần 1
* Chan chứa tình cảm lớn lao của dân tộc: Tình yêu nước, tình quân dân,...
* Hình ảnh những con người đại diện cho dân tộc: quân và dân
* Hình ảnh con người với những phẩm chất đặc trưng cho dân tộc: Cán bộ CM: Dũng cảm, kiên trung; Đồng bào: Chịu thương chịu khó, ân tình,...
+ Nghệ thuật: Thể thơ, Kết cấu, Sử dụng cặp từ xưng hô, Ngôn ngữ, Hình ảnh
=> Lý giải tại sao thơ Tố Hữu lại đậm đà tính dân tộc như vậy? (Dựa trên 2 yếu tố: Thời đại và con người).
KB:
Khẳng định lại quan điểm về nhận định
Liên hệ, mở rộng tạo dư âm cho bài viết.
Tài liệu ôn thi ngữ văn thpt quốc gia - Học văn chị Hiên
Tin liên quan