Đăng Ký Học
Ngày 20/08/2022 10:46:04, lượt xem: 2305
Tuyển tập 5 mở bài Tuyên ngôn độc lập hay nhất cho các bạn học sinh lớp 12. Đây là những mở bài được chị Hiên chọn lọc kỹ càng để các em có thể tham khảo.
Mở bài 1:
Theo chiều dài bốn ngàn năm của lịch sử dân tộc có nhiều dấu mốc đáng ghi nhớ gắn với sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm. Một trong những mốc lịch sử trọng đại ấy là sự kiện Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để tuyên bố với nhân dân cả nước và thế giới biết nước Việt Nam từ nay độc lập, Hồ Chí Minh đã viết "Tuyên ngôn độc lập" - một văn kiện đặc biệt vừa mang tính văn học, vừa mang tính lịch sử. (dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận hoặc trích đoạn văn cần phân tích)
Mở bài 2:
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc ta phải đương đầu với đủ loại ngoại xâm: Từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang, từ Đông vào cho nên cùng với những chiến công hiển hách: phá Tống, bình Nguyên, diệt Minh, đuổi Thanh; nền văn học chúng ta cũng đã có những áng văn kiệt tác khẳng định đanh thép chủ quyền độc lập của dân tộc. Bên cạnh bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt sang sảng ngâm trên sông Như Nguyệt, "Bình Ngô đại cáo" một thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi, ngày nay chúng ta có "Tuyên ngôn độc lập" y một áng văn chính luận mẫu mực, nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa của dân tộc, khí phách của non sông. (dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận hoặc trích đoạn văn cần phân tích)
Mở bài 3: Em hãy phân tích nghệ thuật Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh để thấy rõ nghệ thuật lập luận đặc sắc của Bác Hồ?
Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam. Người đã viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực. Riêng ở thể loại văn chính luận, Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là một cây bút kiệt xuất mà dẫn chứng hùng hồn là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 1945. “Tuyên ngôn độc lập” là một bản tuyên bố lịch sử được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa tuyên bố nền độc lập của dân tộc vừa bác bỏ luận điểm xâm lược của kẻ thù. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. Cái tạo nên giá trị nghệ thuật cao chính là ở bút pháp lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng hùng hồn, văn phong xúc tích trong sáng.
Mở bài 4:
Sinh thời Hồ Chí Minh không bao giờ nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà chỉ là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Nhưng trên bước đường hoạt động Cách mạng, Người nhận thấy văn chương có thể phụng sự đắc lực cho tuyên truyền. Cộng với một tài năng nghệ thuật và một tinh thần nghệ sĩ chan chứa cảm xúc, Hồ Chí Minh đã sáng tác nên nhiều tác phẩm có giá trị. Tiêu biểu trong số những tác phẩm đó phải kể đến tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập". Đó không chỉ là áng văn chính luận sắc sảo với những lập luận chặt chẽ mà nó còn mang ý nghĩa như tuyên ngôn khẳng định cho một đất nước – đó chính là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận hoặc trích đoạn văn cần phân tích)
Mở bài 5: Bàn về sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn độc lập
"Tuyên ngôn độc lập" là một tác phẩm chứa nhiều giá trị. Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, giá trị nào của tác phẩm này cũng thật sâu sắc. Về mặt thể loại văn học, "Tuyên ngôn độc lập" là một áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực, đáng lưu truyền muôn thuở. Một trong những nét nổi bật của bản "Tuyên ngôn độc lập" là lập luận sắc sảo, chặt chẽ tạo nên một sức thuyết phục rất lớn. Xuất phát từ quan điểm sáng tác và đặc trưng thể loại của tác phẩm này, chúng ta sẽ thấy được cội nguồn của sức thuyết phục ấy.
Cre: ST
Xuất phát sớm cùng chị trong khóa học Toàn diện VAN8 nhé 2k5!
Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:
Fanpage: Học văn chị Hiên
Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube
IG: Học văn chị Hiên
Tiktok: Học văn chị Hiên
Tin liên quan