Kỹ năng phân tích các tác phẩm thơ

Ngày 17/08/2022 15:17:40, lượt xem: 5180

Phân tích một tác phẩm thơ chỉ cần dùng biện pháp tu từ để suy ra nội dung là xong? Đừng lầm tưởng tai hại như vậy các em nhé. Bài viết dài nhưng đáng để chú ý lắm đó!

 

 

I. Hai giai đoạn trong quá trình tiếp nhận thơ:

  1. Giai đoạn cảm thơ:

- Những nhận xét khen chê một tác phẩm thơ mà không có lý do hay chưa tìm ra lý do thì được gọi là cảm thơ.

=>Bước quan trọng trong quá trình tiếp nhận thơ.

- Đặc điểm của giai đoạn cảm thơ:

+ Trường cảm xúc=> thiên về cảm tính, cảm xúc.

+ Chủ quan =.thiên về cảm quan cá nhân, chưa có sự tác động, hiệu chỉnh của các yếu tố khách quan.

=>Cảm thơ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như tâm lý, thể trạng, hoàn cảnh của người đọc…Vì vậy việc cảm thơ không phải lúc nào cũng chính xác.

  1. Giai đoạn phân tích thơ:

- Tuân theo những nguyên tắc nhất định có tính khách quan, khoa học + vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học => phân tích.

- Giai đoạn phân tích thơ trải qua hai bước:

+ Phân: chia nhỏ tác phẩm thành nhiều phần (hoặc nhiều đoạn, nhiều câu, nhiều ý,..) để tìm hiểu chi tiết.

+ Tích: tổng hợp kết quả tìm hiểu và đưa ra kết luận.

 

ĐỌC THÊM KỸ NĂNG PHÂN TÍCH CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN (DÙNG CHO CÁC ĐỀ BÀI PHÂN TÍCH VĂN BẢN VĂN XUÔI TRONG CHƯƠNG TRÌNH HỌC)

 

II. Các yếu tố phân tích:

Nội dung

Hình thức

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bối cảnh của bài thơ có tác động gì đến nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

- Ví dụ: 

+ Tây Tiến - Quang Dũng:

-> Ra đời vào năm 1948 - giai đoạn kháng chiến chống Pháp gian khổ -> độc giả biết được thời điểm ra đời của bài thơ đồng thời biết được hiện thực đất nước và con người lúc bấy giờ mà nhà thơ muốn tái hiện => bối cảnh tác động đến nội dung.

-> Cùng bối cảnh ấy nhưng mỗi một nhà thơ sẽ có những cách sáng tác riêng => Tác động đến nghệ thuật.

- Bối cảnh bài thơ có gì đặc biệt?

- Ví dụ:

+ Việt Bắc - Tố Hữu:

-> Sáng tác nhân sự kiện có tính chất thời sự và lịch sử: sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954), hiệp định Giơnevơ được ký kết, đến 10/1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Hà Nội.

-> Một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và là tác phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.

1. Thể thơ:

- Mỗi thể thơ có đặc điểm riêng của nó, phù hợp với việc diễn tả nội dung, tình cảm, tâm trạng nhất định.

- Mỗi bài thơ đều được sáng tác theo một thể thơ khác nhau.

- Ví dụ:

+ Việt Bắc – Tố Hữu: thể thơ lục bát truyền thống => đậm đà tính dân tộc.

+ Sóng – Xuân Quỳnh: thể thơ năm chữ => âm điệu sâu lắng, dạt dào.

2. Cảm hứng chủ đạo:

- Là trạng thái tình cảm xuyên suốt tác phẩm thơ, gắn liền với một tư tưởng xác định, tác động đến cảm xúc của những người tiếp cận tác phẩm.

- Ví dụ:

+ Tây Tiến – Quang Dũng: cảm hứng chủ đạo là nỗi nhớ da diết của nhà thơ về Tây Tiến.

+ Việt Bắc – Tố Hữu: cảm hứng ngợi ca nghĩa tình cách mạng thủy chung, son sắt giữa cán bộ cách mạng với người dân Việt Bắc.

2. Nhạc tính:

- Nhạc tính của thơ liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của bài thơ.

- Thơ có nhạc tính là do tác giả chọn thể thơ, cách ngắt nhịp, cách gieo vần, tạo ra khoảng trống, khoảng trắng.

- Nhạc tính của thơ có 2 chức năng:

+ Tác động vào thính giác -> người đọc dễ nhớ và nhớ lâu dài

+ Gợi lên giá trị thẩm mĩ và tư tưởng

-Cách xác định nhạc tính:

+ Xác định ngôn ngữ, đơn vị mang nhạc tính

+ Tìm hiểu những đặc tính của nhạc tính

+ Nhạc tính ấy có khả năng khơi gợi những cảm xúc gì?

-“Thơ là thơ, nhưng đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng).

- Ví dụ: Tây Tiến - Quang Dũng:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có thấy dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

->Cả đoạn thơ mở ra những khung cảnh và hoài niệm khó quên trong những vần điệu linh hoạt và tài tình:

+ ”hoa đong đưa” -> nhạc điệu tâm hồn cho thi phẩm.

+ Nhạc điệu thể hiện ở vần chân: “bờ - đưa”, vần lưng: “ấy - thấy”, điệp âm, điệp thanh: “Châu Mộc, độc, dòng, đong”.

3. Tư tưởng 

- Là linh hồn, hạt nhân của tác phẩm, là kết tinh của những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc đời.

- Trong thơ ca, tư tưởng thường được biểu hiện thông qua sự vận động của cảm xúc và suy nghĩ, qua hệ thống hình tượng thơ.

- Ví dụ:

+ Tây Tiến – Quang Dũng:

-> Giá trị tư tưởng: Quang Dũng đã dựng lên một bức tượng đài về lẽ sống. Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, xả thân, cống hiến cả tuổi trẻ vì độc lập – tự do của Tổ quốc.

+ Sóng – Xuân Quỳnh:

-> Qua bài thơ, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm rằng: người con gái không thụ động mà hãy chủ động trong tình yêu và kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt, sống hết mình trong tình yêu.

3. Nhịp điệu:

- Là sự lặp lại đều đặn một đơn vị thời gian, một số âm tiết hoặc tiếng trong dòng thơ, câu thơ, bài thơ.

- Được quy định quy ước chung của thể loại nhưng đồng thời cũng tự vận động theo mạch cảm xúc riêng tạo nét chấm phá trong thơ.

- Có một số yếu tố để tạo nhịp điệu: thanh điệu, vần điệu, dòng thơ,..

- Tác động người đọc một cách nhịp nhàng, liên tục ->người đọc bị cuốn hút.

- Ví dụ: 

+ Việt Bắc - Tố Hữu: nhịp thơ có sự thay đổi linh hoạt:

->Cùng là câu bát nhưng hai câu thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” có cách ngắt nhịp khác nhau:

+ “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”: nhịp thơ 4/4 tạo thành hai vế: không gian tình yêu và không gian lao động.

+ “Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”: nhịp thơ 2/2/2/2 làm nhịp thơ rải đều gợi hình dung kỷ niệm như được khơi ra tầng tầng lớp lớp, hết hình ảnh này đến hình ảnh khác.

4. Cái tôi trữ tình:

- Cái tôi được nghệ thuật hóa, bộc lộ rõ nhất cái riêng của mỗi tác giả trong thơ.

- Xuất hiện dưới dạng nhân vật trữ tình: trực tiếp bộc lộ tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ,..

- Khác với cái tôi của chủ thể sáng tạo (nhà thơ).

- Ví dụ:

+ Cái tôi trữ tình trong “Sóng” – Xuân Quỳnh:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

->Cái tôi với nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu giống như quy luật của sóng trên biển: lúc mạnh mẽ lúc dịu dàng..

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

->Cái tôi khao khát được sống đúng với cá tính của bản thân-> tìm kiếm hạnh phúc, hướng tới tình yêu chân thành, đích thực.

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

->Cái tôi với nỗi nhớ da diết vượt qua mọi khoảng cách về không gian, giới hạn về thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn xuất hiện trong cả tiềm thức.

 

+ Nhân vật trữ tình trong Sóng – Xuân Quỳnh:

->Nhân vật trữ tình trong Sóng: “em” và “sóng”:

+ “Em”: có thể là người con gái đang yêu, có thể là Xuân Quỳnh-> cái tôi trữ tình.

+ “Sóng”: sự hóa thân của em.








 

4. Giọng điệu:

- Là thái độ/ tình cảm của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, được thể hiện qua lời văn, là sắc thái cảm xúc của nhà văn được tạo nên bởi các phương tiện ngôn ngữ nghệ thuật.

- Là phương diện quan trọng trong phong cách nghệ thuật, thể hiện nét riêng của nhà thơ.

- Bị chi phối bởi cảm hứng chủ đạo.

- Giọng điệu được thể hiện theo nhiều kiểu ( trực tiếp qua ngôn ngữ, phi ngôn ngữ,..)

- “Với tư cách là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, giọng điệu bao giờ cũng được tổ chức một cách công phu bởi nó là một cách nói, một phương diện bộc lộ chủ thể của tác giả nhà văn”. (Nguyễn Đăng Điệp).

- Ví dụ:

+ Tây Tiến - Quang Dũng: 

-> Giọng điệu riêng của bài thơ: 

  • Đoạn 1: giọng thơ tha thiết, bồi hồi

  • Đoạn 2: giọng thơ bâng khuâng, man mác buồn

  • Đoạn 3: giọng thơ trang trọng, bi tráng

  • Đoạn 4: giọng thơ tha thiết, bồi hồi.

->Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là bi tráng.

5. Biện pháp tu từ:

- Ví dụ:

+ Việt Bắc - Tố Hữu:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..”

->Phân tích:

- “Tiếng ai” - đại từ phiếm chỉ “ai”: không chỉ những người cụ thể (tiếng ai đó, tiếng núi rừng,..)

- Đảo từ: “Trong dạ bâng khuâng, bước đi bồn chồn”:

+ “Bâng khuâng”: đan xen nhiều cảm xúc

+ “Bồn chồn”: cảm giác nôn nao, phấp phỏng không yên, biểu hiện ra hành động, gương mặt, cử chỉ.

=>Nhấn mạnh cảm xúc của người ra đi: lòng đầy lưu luyến, bâng khuâng, vừa vui, vừa buồn, vừa nuối tiếc, vừa hào hứng.

+ “Áo chàm”: hoán dụ:

  • Trang phục của người đồng bào Việt Bắc.

  • Màu chàm: thể hiện sự giản dị mộc mạc, chịu thương chịu khó, màu của nghĩa tình.

6. Ngôn ngữ thơ:

- Tính hàm súc cao (đa nghĩa: lời ít ý nhiều và có giới hạn về dung lượng)

- “Làm thơ là cân một phần nghìn miligram quặng chữ” (Maiacopxki)

- Ví dụ:

+ Sóng - Xuân Quỳnh:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

->Trạng thái đối “dữ dội” >< “dịu êm”, “ồn ào” >< “lặng lẽ” không chỉ thể hiện trạng thái tự nhiên của những con sóng mà còn ẩn dụ cho tâm trạng của người con gái khi yêu cũng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: yêu mãnh liệt hết mình, ghen tuông giận hờn vu vơ, nữ tính đáng yêu,...

 

Xuất phát sớm cùng chị trong khóa học Toàn diện VAN8 nhé 2k5!

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan