TỔNG QUAN KIẾN THỨC CÁC TÁC PHẨN TRUYỆN - LỚP 9

Ngày 05/01/2024 17:57:56, lượt xem: 1508

Bên cạnh các bài thơ, các tác phẩm truyện cũng là phần các bạn cần phải quan tâm trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Vì vậy, Học Văn Chị Hiên tặng em phần tổng quan kiến thức các tác phẩm truyện để em có thể dễ dàng ôn tập và áp dụng.

 

TỔNG QUAN KIẾN THỨC CÁC TÁC PHẨN TRUYỆN - LỚP 9

Tác phẩm - Tác giả Thể loại và PTBĐ Hoàn cảnh sáng tác Tóm tắt Nội dung Nghệ thuật
Làng -  Kim Lân - Truyện ngắn
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Năm 1948. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Tác phẩm được rút từ tập truyện cùng tên của Kim Lân
Ông Hai là một người nông dân sống ở làng Chợ Dầu, do chiến tranh nên ông phải đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông luôn tự hào về cái làng của mình và mang nó khoe với mọi người. Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông sững sờ, cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, xấu hổ tới mức cứ cúi gằm mặt xuống mà đi. Suốt mấy ngày ở nhà, ông chẳng dám đi đâu, mang nỗi ám ảnh nặng nề, đau đớn, tủi hổ, bế tắc, tuyệt vọng. Tâm trạng ông bế tắc khi mụ chủ nhà nói sẽ đuổi hết người làng Chợ Dầu khỏi nơi sơ tán. Rồi cái tin cải chính khiến ông sung sướng đi khoe về làng mình với tâm trạng như lúc ban đầu, ông hạnh phúc khi khoe Tây nó đốt nhà mình. Tác phẩm đề cập tới tình yêu làng quê và lòng yêu nước cùng tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra được thể hiện một cách chân thực , sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai. Tác giả đã rất thành công trong việc tạo dựng tình huống thắt nút và cởi nút câu chuyện rất tự nhiên và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động suy nghĩ và lời nói, từ đó tạo ra được một tác phẩm hoàn hảo.
Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Truyện ngắn
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Sáng tác năm 1970, là kết quả của chuyến thực tế ở Lào Cai của tác giả, khi miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, xây dựng cuộc sống mới. Rút từ tập truyện “Giữa trong xanh” (1972). Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa đầy nửa tiếng. Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên . Anh bộc bạch về công việc và cuộc sống của mình. Họa sĩ đã kịp ghi lại kí họa chân dung về anh. Anh đã làm cô kĩ sư và ông họa sĩ sống dậy những khát vọng cống hiến. Họ đã chia tay trong tình cảm lưu luyến, xúc động. Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. Truyện xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện hợp lí, tự nhiên; miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn; ngôn ngữ chân thực giàu chất thơ và chất hoạ; có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng - Truyện ngắn.
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Sáng tác năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, tác phẩm được đưa vào tập truyện cùng tên.
- Tác phẩm được rút từ truyện ngắn cùng tên của NQS.
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến 8 năm trở về thăm gia đình và con gái. Bé Thu- con gái ông không chịu nhận cha vì vết thẹo dài trên mặt làm ông không giống người cha trong tấm ảnh chụp chung với má. Em tỏ ra lạnh nhạt đối xử với ông Sáu như người lạ. Đến lúc em nhận ra cha, tình cảm cha con trong em trỗi dậy mạnh mẽ nhưng đó cũng là lúc ông Sáu phải đi. Ở khu căn cứ ông dồn hết tâm lực, tình cảm làm cây lược tặng con.Chưa kịp trap cho con thì ông đã hí sinh. Trước khi nhắm mắt ông trút hơi sức cuối cùng trao cây lược cho bác Ba- người bạn của ông nhờ trao lại cho ông Sáu. Câu chuyện éo le và cảm động về tình cảm của hai cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em; xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên.
Những ngôi sao xa xôi - 
Lê Minh Khuê
- Truyện ngắn.
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Sáng tác năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt trên tuyến dường TS.
- Tác phẩm được in trong tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê, NXB Kim Đồng, Hà Nội 2001.
Truyện kể về cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong: Thao, Phương Định và Nho của một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ. Họ làm thành một tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ phá bom, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom thông đường cho đoàn xe ra mặt trận. Công việc vô cùng khó khăn và gian khổ, họ luôn phải đối mặt với cái chết nhưng chưa bao giờ mất đi niềm vui, sự hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút mơ mộng. Họ yêu thương và gắn bó với nhau mặc dù mỗi người một cá tính. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, đồng đội hết sức lo lắng, chăm sóc cho cô rất tận tình. Cuối truyện, một trận mưa đá gợi trong lòng Phương Định những khát khao hoài niệm. Cuộc sống chiến đấu của 3 cô gái TNXP trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên lạc quan của họ. Sử dụng vai kể là nhân vật chính; cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động trẻ trung; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc tinh tế, sắc sảo.
Bến quê - Nguyễn Minh Châu - Truyện ngắn.
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Truyện ngắn thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gầngũi của cuộc sống của quê hương.
- Tác phẩm được in trong tập “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu năm 1985
Nhĩ - nhân vật chính của truyện từng đi khắp mọi nơi trên Trái đất, cuối đời lại bị cột chặt trên giường bệnh vì căn bệnh hiểm nghèo, đến nỗi không thể tự dịch chuyển đến vài mươi phân trên chiếc giường hẹp kê cạnh cửa sổ. Vào buổi sáng mùa thu ấy, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp bình dị và quyến rũ của cái bãi bồi bên kia sông, ngay phía trước cửa sổ nhà mình mà anh chưa một lần đặt chân tới. Cũng đến lúc nằm liệt giường, anh nhận sự chăm sóc đến từng miếng ăn, ngụm nước của người vợ, đức hi sinh thầm lặng của vợ mình. Anh khao khát được đặt chân một lần lên cái bờ bãi bên kia sông, nhưng không thể. Anh nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình mơ ước ấy nhưng cậu ta không hiểu ý bố, đã sa vào đám chơi phá cờ thế ven đường và để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Nhĩ đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy nghịch lí của đời người. Khi con đò sắp chạm mũi vào bờ đất bên này, Nhĩ thu hết tâm lực đu mình ra ngòi cửa sổ giơ cánh tay gầy guộc khoát khoát- y như đang khẩn thiết ra hiệu cho ai đó. Qua cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gầngũi của cuộc sống của quê hương. Tạo tình huống nghịch lí; trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật; miêu tả tâm lí tinh tế; hình ảnh giàu tính biểu tượng; ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư.

 

ĐỌC THÊM: NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý TRONG TÁC PHẨM “LẶNG LẼ SA PA” - NGUYỄN THÀNH LONG

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9

Tin liên quan