NHỮNG NGUYÊN TẮC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ĂN TRỌN ĐIỂM

Ngày 21/12/2023 17:57:55, lượt xem: 2668

Cấu trúc của một bài văn nghị luận chắc hẳn không còn xa lạ gì với các em. Ở bài viết lần này chị sẽ không nhắc lại cấu trúc mà sẽ đưa ra các cách làm ấn tượng để các em cùng tham khảo nhé.

 

 

  • Nắm được các từ mấu chốt: TÌM - HIỂU - LUẬN - HÌNH - TỪ - KẾT

​- Tìm: Tìm ra vấn đề cần bàn luận, phân tích

- Hiểu: Hiểu được hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa tác phẩm

- Luận: Thiết lập hệ thống luận điểm phù hợp

- Hình: Lựa chọn hình ảnh phân tích

- Từ: Lựa chọn từ ngữ phù hợp cho bài viết

- Kết: Kết hợp các phương thức biểu đạt để làm sáng tỏ nội dung

 

1. Nguyên tắc làm mở bài:

- Nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài: nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý kiến thì phải dẫn lại nguyên văn ý kiến đó trong phần mở bài.

- Chỉ được phép nêu những ý khái quát, tuyệt đối không lấn sang phần thân bài, giảng giải minh họa hay nhận xét ý kiến.

- Để không tốn thời gian cho phần mở bài, cần chuẩn bị sẵn một số hướng mở bài cho từng dạng đề.

 

THAM KHẢO THÊM THÔNG TIN VỀ KHÓA HỌC KĨ NĂNG - LỚP 9 TẠI ĐÂY

 

2. Nguyên tắc làm thân bài

- Hệ thống luận điểm cần rõ ràng, mạch lạc; các luận cứ đưa ra phải đúng đắn, sinh động; lập luận phải chặt chẽ, thuyết phục. Các ý trong bài văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, liên kết thành một hệ thống chặt chẽ, mạch lạc.

- Để phân tích, lí giải thấu đáo vấn đề cần nghị luận, cần đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và ý đồ sáng tác của nhà văn.

- Tuyệt đối không được sa vào liệt kê dẫn chứng mà không rút ra được những nhận định, đánh giá khái quát.

- Cách diễn đạt cần chuẩn xác, trong sáng, thể hiện những rung cảm chân thành, tự nhiên của người viết.

 

3. Nguyên tắc làm kết bài

- Chỉ nêu lên những ý khái quát, không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài. 

- Một kết bài thành công không chỉ là nhiệm vụ “gói lại” mà còn phải “mở ra” - khơi lại suy nghĩ, tình cảm của người đọc. Thâu tóm lại nội dung bài viết không có nghĩa là nhắc lại, lặp lại mà phải dùng một hình thức khác để khái quát ngắn gọn; khơi gợi suy nghĩ hay tạo dư ba trong lòng người đọc; là câu văn khi đã khép lại vẫn khiến cho người đọc day dứt, trăn trở, hướng về nó.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
Khóa học kĩ năng - Lớp 9

 

Tin liên quan