HỆ THỐNG CÂU HỎI GIÚP EM GHI NHỚ TÁC “LÀNG” - KIM LÂN NHANH CHÓNG

Ngày 21/12/2023 17:38:47, lượt xem: 2720

Em có đang gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tất cả kiến thức của các tác phẩm văn học, đặc biệt là thể loại văn xuôi không nhỉ? Vậy thì để HVCH tặng em bộ câu hỏi giúp em ghi nhớ tác phẩm “Làng” - Kim Lân nhanh chóng nha.

 

Câu 1: Tác phẩm Làng của Kim Lân thuộc thể loại nào?

Trả lời: Truyện ngắn

 

Câu 2: Nhân vật chính truyện Làng là ai?

Trả lời: Ông Hai

 

Câu 3: Văn bản Làng sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào dưới đây?

Trả lời: Tự sự 

 

Câu 4: Văn bản viết về nhân vật ông Hai trong thời điểm nào?

Trả lời:

  • Trước khi nghe tin làng theo giặc

  • Sau khi nghe tin làng theo giặc

  • Sau khi nghe tin làng cải chính

 

Câu 5: Diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai được tác giả miêu tả bằng những yếu tố nào?

Trả lời: Bằng hành động cử chỉ; bằng độc thoại; bằng đối thoại.

 

Câu 6: Tác giả đặt nhân vật chính vào tình huống như thế nào?

Trả lời: Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư.

 

Câu 7: Tính cách của nhân vật ông Hai được thể hiện trong tác phẩm?

Trả lời:

  • Yêu và tự hào về làng quê của mình.

  • Căm thù giặc Tây, những kẻ theo Tây làm Việt gian.

  • Thủy chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ.

 

ĐỌC THÊM: CÁC VẤN ĐỀ LIÊN HỆ MỞ RỘNG TRONG TÁC PHẨM “LÀNG” MỚI NHẤT

 

Câu 8: Khi nghe tin cả làng Chợ Dầu theo Tây, tâm trạng của ông Hai được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Trả lời: 

Khi nghe tin cả làng Chợ Dầu theo Tây, tâm trạng của ông Hai được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.", "Ông cất tiếng hỏi lại, giọng lạc hẳn đi nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật", " Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”, nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra", ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. 

 

Câu 9: Truyện ngắn “Làng” đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?

Trả lời:

  • Tình huống truyện là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt trong truyện khiến tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
  • Truyện ngắn “Làng” được nhà văn Kim Lân xây dựng một tình huống truyện đầy éo le nhằm bộc lộ tình yêu sâu sắc của nhân vật ông Hai đối với ngôi làng chợ Dầu của mình, đó là khi nghe tin dân làng chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian bán nước. Cái tin ấy ông nghe từ chính miệng những người tản cư đi qua.

 

Câu 10: Nhan đề của truyện là "Làng" sao không phải là "Làng Dầu" chẳng hạn. Từ nhan đề của truyện, em hiểu gì về chủ đề của tác phẩm ?

Trả lời:

Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Dầu”. Bởi vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

=> Như vậy, nhan đề "làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.

 

Câu 11: Tại sao ông Hai lại sững sờ và ngạc nhiên đến lặng người đi như vậy?

Trả lời:

Ông Hai sững sờ và ngạc nhiên đến lặng người đi như vậy bởi vì tình yêu làng trong ông rất cháy bỏng, làng chợ Dầu luôn là niềm tự hào của ông vậy mà giờ đây ông Hai bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã.

 

Câu 12: Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Trả lời: 

- Nội dung:

  • Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng, yêu quê hương đất nước và tinh thần Cách mạng của nhân vật ông Hai.

  • Qua đó tác phẩm cho thấy một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Nghệ thuật:

  • Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt gay gắt để bộc lộ sâu sắc tình cảm của ông Hai.

  • Ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt, giàu tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân.

  • Tạo dựng tình huống thắt nút và cởi nút câu chuyện rất tự nhiên.

  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động suy nghĩ và lời nói.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
Khóa học kĩ năng - Lớp 9

 

Tin liên quan