TỔNG HỢP CÁC TÁC PHẨM CÓ YẾU TỐ VAY MƯỢN, CẢI BIẾN, SÁNG TẠO

Ngày 25/12/2024 11:15:51, lượt xem: 364

ĐỌC THÊM: MẪU MỞ BÀI ẤN TƯỢNG NHẤT CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VIỆC VAY MƯỢN, CẢI BIẾN, SÁNG TẠO TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

 


STT
TÁC PHẨM GỐC TÁC PHẨM CÓ YẾU TỐ CẢI BIẾN, VAY MƯỢN, SÁNG TẠO YẾU TỐ VAY MƯỢN YẾU TỐ CẢI BIẾN, SÁNG TẠO
1 Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh Sự tích những ngày đẹp trời (Hòa Vang) Cốt truyện: Sơn Tinh và Thủy Tinh đều muốn lấy Mị Nương nhưng Sơn Tinh mang lễ vật đến trước lấy được Mị Nương. Hằng năm, Thuỷ Tinh vẫn thấy nước ở các triền sông lớn sôi sục, cuồn cuộn dâng lên như ghen cuồng, uất hận khôn nguôi.

- Chủ đề: khám phá vẻ đẹp bí ẩn, kì diệu của tình yêu, sự phong phú, phức tạp của tâm hồn con người. 
- Xung đột: 
+ Xung đột giữa Thủy Tinh và vua Hùng (khai thác sâu hơn sự thiên vị của vua Hùng dành cho Sơn Tinh)
+ Xung đột giữa Thủy Tinh và đám thủy thần thuộc hạ (đã nhiều lần Thủy Tinh can ngăn, van xin các bầy tôi, đàn em của mình đừng dâng nước về đất liền như thế nữa). 
+ Xung đột giữa bổn phận làm vợ và khát vọng tình yêu trong tâm hồn Mị Nương (nàng là vợ Sơn Tinh nhưng trong thâm tâm vẫn mang nỗi niềm với Thủy Tinh - người mà nàng biết trước, biết tên, nhìn được mặt, nhìn được người trước). 
+ Mâu thuẫn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh hoàn toàn được lược bỏ (Thủy Tinh tuyệt nhiên không một mảy may oán hận Sơn Tinh, chàng không cho lệnh dâng nước lên mà là đàn em của chàng - đám Thuồng luồng, Ba ba, Cá ngựa, Thủy quái)
- Nhân vật Thủy Tinh hiện lên với vẻ đẹp hoàn hảo của một người tình lí tưởng
+ Là người “trọng tình hơn trọng việc”
+ Nhớ mãi về Mị Nương, chàng đau xót cho mình, đứng chết sững, khóc như một người khi Sơn Tinh đưa kiệu tới rước Mị Nương. 
- Nhân vật Mị Nương được khắc họa rõ tâm tư, tình cảm: nàng nhớ tuổi hoa niên, thèm sống lại những khoảnh khắc trong ngần, phóng khoáng giữa thiên nhiên, sống thực với mình, không bị kiềm tỏa bởi lễ nghị, địa vị.

 

2 Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh Sơn Tinh - Thủy Tinh (Nguyễn Nhược Pháp) Cốt truyện: Sơn Tinh và Thủy Tinh đều muốn lấy Mị Nương nhưng Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương. Thủy Tinh đến sau không lấy được nàng rất tức giận cho nên đánh nhau với Sơn Tinh. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh đều thua. Hàng năm sự việc này đều diễn ra nhưng Thủy Tinh đều thua. - Sử dụng thể thơ bảy chữ, những hình ảnh, biện pháp tu từ, những từ ngữ bộc lộ cảm xúc với các nhân vật. 
- Các nhân vật được miêu tả cụ thể 
+ Mị Nương: Tóc xanh viền má hây hây…
+ Sơn Tinh: một mắt ở trán…
+ Thủy Tinh: râu ria quăn xanh rì…
- Nhân vật Mị Nương có những lời nói, sự ảnh hưởng đến cốt truyện:
+ Vua Hùng hỏi Mị Nương muốn chọn ai thì Mị Nương bèn nói “Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha”.
+ Khi Thủy Tinh thể hiện khiến bò lợn, cột nhà trôi theo. Mị Nương đã sợ hãi và Sơn Tinh thể hiện sự bình tĩnh khi trấn an Mị Nương “Nàng đừng lo”.
+ Khi Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau thì Mị Nương cũng đã thốt lên “Ôi, tại ta…”

 
3 Trương Chi - Mị Nương Khúc hát của dòng sông (Nguyễn Quang Thiều) - Tên gọi các nhân vật: Mị Nương, Trương Chi. 
- Chủ đề: bi kịch trong tình yêu. 
- Sự việc: Mị Nương say mê, xao xuyến trước câu hát, tiếng sáo của Trương Chi. 
- Được hồi tưởng, kể lại bằng lời của nhân vật “tôi”. 
- Diễn biến câu chuyện: 
+ Mị Nương chỉ nghe tiếng hát mà không thấy mặt nên nên bỏ ăn, bỏ uống, tưởng nhớ người có giọng hát kia (trong truyện cổ nàng không nghe thấy tiếng sáo, vì quá nhớ tiếng sáo mà trở nên sầu não).
+ Mị Nương chủ động sai người hầu đi tìm Trương Chi (trong truyện cổ cha nàng sai người hầu đi tìm người thổi sáo bên sông). 
+ Mị Nương muốn lấy chàng Trương (trong truyện cổ nàng như vỡ mộng, tỏ ý lạnh nhạt, không còn si mê tiếng sáo của chàng khi thấy dung mạo xấu xí của Trương Chi). 
+ Khi nghe tin Trương Chi bị giết hại, Mị Nương thổ ra huyết mà chết. 
- Nhân vật Trương Chi
+ Trương Chi không chỉ hát hay mà còn có vẻ đẹp cả tâm hồn lẫn hình thể (chứ không xấu xí như trong truyện cổ). 
+ Trương Chi bị giết chứ không tự vẫn (như trong truyện cổ). 
+ Trong cuộc gặp gỡ nửa hư nửa thực với nhân vật “tôi”, Trương Chi có sức sống bất diệt, trẻ mãi không già. 
4 Truyện Kiều
(Nguyễn Du)
Tâm sự nàng Thúy Vân (Trương Nam Hương) - Nhân vật: Thúy Vân, Thúy Kiều, Đạm Tiên, Kim Trọng.
- Cốt truyện: Kiều bán mình chuộc cha, Vân thay Kiều trả nghĩa cho Kim Trọng. 
- Khai thác sâu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật Thúy Vân (Truyện Kiều của Nguyễn Du tập trung khai thác nhân vật Thúy Kiều, không đề cập tới khía cạnh này). 
- Tâm tư Thúy Vân 
+ Thúy Vân chạnh lòng, tủi phận khi nhận lời của Kiều, nối duyên với Kim Trọng. 
+ Nàng khao khát được sống được yêu như bao người con gái khác. 
5 Truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) - Hệ thống nhân vật: Trương Ba, Đế Thích, vợ Trương Ba. 
- Cốt truyện về nhân vật Trương Ba được tái sinh nhưng hồn phải sống nhờ thân xác anh hàng thịt.
- Thay đổi đoạn kết thúc của câu chuyện: Khi sống trong thân xác anh hàng thịt, Trương Ba như rơi vào bi kịch “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” (trong truyện dân gian, Trương Ba sống hạnh phúc cùng vợ mình trong hình hài của anh hàng thịt). 
- Nhân vật
+ Trong vở kịch, Lưu Quang Vũ viết thêm các nhân vật: Nam Tào, Bắc Đẩu, gia đình Trương Ba, người bạn của Trương Ba (trong truyện dân gian chỉ có Trương Ba, Đế Thích, vợ Trương Ba, Kỵ Như). 
+ Trương Ba là người có tâm hồn cao khiết, trong ông có sự đấu tranh khi phải đối diện với chính mình trong thân xác anh hàng thịt; chủ động lựa chọn cái chết để chấm dứt cuộc sống giả tạo, đầy bi kịch của mình (trong truyện dân gian, Trương Ba chỉ được khắc họa là một danh thủ cờ tướng). 
6 Vợ chàng Trương Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) Cốt truyện: Truyện kể về Vũ Thị Thiết và Trương Sinh nên duyên vợ chồng. Chiến tranh nổ ra, Trương Sinh đi lính; Vũ Thị Thiết ở nhà chăm sóc mẹ chồng, nuôi dạy con thơ. Khi Trương Sinh trở về, nghe lời con trẻ rằng đêm nào cũng có cha đến  liền mắng nhiếc vợ. Nàng vì oan khuất mà nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Trương Sinh nhìn thấy bóng trên vách mới biết rằng vợ mình bị oan.  - Kết thúc truyện: Vũ Nương gặp Phan Lang, được lập đàn tràng giải oan, trở về gặp gia đình rồi biến mất. 
-  Khai thác sâu hơn tâm trạng, cảm xúc của các nhân vật 
+ Vũ Nương được khắc họa là người phụ nữ thùy mị, nết na, người con dâu hiếu thảo, người vợ thủy chung, người có lòng tự trọng, người sống tình nghĩa, biết trước biết sau. 
+ Trương Sinh: chàng Trương Sinh mến vì dung hạnh, xin với mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương 
+ Mẹ chồng: được khắc họa rõ nét lúc tiễn Trương Sinh đi lính, khi sắp qua đời. 
7 Từ Thức gặp tiên Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên (Nguyễn Dữ) - Cốt truyện: nhân vật Từ Thức gặp Giáng Hương ở thế giới tiên cảnh kì diệu. Cuộc sống nơi bồng non tiên cảnh của Từ Thức trôi qua trong hạnh phúc nhưng sau đó không lâu, chàng bỗng cảm thấy nhớ về thế giới trần tục, tìm cách quay về trần thế. 
- Nhân vật chính: Từ Thức, Giáng Hương
- Sáng tác bằng chữ Hán.
- Truyện của Nguyễn Dữ có nhiều yếu tố đời thực. 
- Cuối truyện có lời bình thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả.
8 Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương (Huy Cận) Hình tượng người anh hùng Thánh Gióng kiên cường trong chiến đấu để bảo vệ đất nước.  - Được viết bằng thể thơ tự do, sử dụng hình ảnh giàu sức gợi. 
- Nhắc tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng, Bác Hồ nhằm khơi gợi tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc. 
- Cảnh mẹ con từ giã, lời thoại của người mẹ. 
9 Cây khế Túi ba gang (Nguyễn Bính) Cốt truyện: Câu chuyện kể về hai anh em, người anh tham lam và người em hiền lành. Sau khi cha mẹ qua đời, người em được chia một cây khế và chăm sóc nó, được chim lạ giúp đỡ, đưa đến đảo vàng. Người anh biết chuyện, đổi nhà lấy cây khế; nhưng chim đưa anh ta tới đảo vàng, anh lấy đầy chặt vàng bạc trên đảo. Trên đường trở về, vì phải chở nhiều vàng bạc lại bay ngược gió, chim lạ mỏi cánh. Chim giục người anh vứt bớt vàng đi nhưng người anh nhất quyết không nghe. Cuối cùng, chim phượng hoàng tức giận, hất người anh xuống biển.  - Nhân vật có tên cụ thể: Anh Kỷ, em là Ất. 
- Tác giả sáng tạo thêm lời răn dạy ở cuối bài thơ
Câu chuyện cổ như vậy 
Các em hẳn nhận ra: 
- Tham lam là xấu xa 
- Thực thà là đáng quý 
Các em đừng quên nhé 
Câu chuyện Túi Ba Gang.
10 Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân) Truyện Kiều (Nguyễn Du) - Cốt truyện: xoay quanh cuộc đời truân chuyên, vất vả của nàng Vương Thúy Kiều. 
- Tuyến nhân vật 
- Quan niệm “hồng nhan bạc mệnh”
- Thể loại: truyện thơ Nôm; cốt truyện được tổ chức theo mô hình chung của truyện thơ Nôm: gặp gỡ - chia li - đoàn tụ. 
- Nhiều đoạn tả cảnh, tả thiên nhiên (Kim Vân Kiều truyện không có), sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. 
- Khắc họa rõ nét nhân vật Thúy Kiều: người con gái tài sắc vẹn toàn, tâm hồn cao đẹp, giàu lòng nhân ái, luôn khao khát tự do và hạnh phúc. 
- Lược bỏ những chi tiết rườm rà, những tình tiết ghê rợn (cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán).

 

ĐỌC THÊM: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VIỆC VAY MƯỢN, CẢI BIẾN, SÁNG TẠO TRONG 1 TÁC PHẨM VĂN HỌC

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
Khóa học VĂN VIP LỚP 12 - 2K7
Khóa học KỸ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN CHUYÊN SÂU
Khóa học PHƯƠNG PHÁP & LUYỆN ĐỀ LỚP 12 - 2K7

Tin liên quan