MẪU MỞ BÀI ẤN TƯỢNG NHẤT CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VIỆC VAY MƯỢN, CẢI BIẾN, SÁNG TẠO TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

Ngày 11/12/2024 17:40:24, lượt xem: 1085

Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học là một trong những dạng văn mà học sinh lớp 12 sẽ được tiếp cận. Cùng Học Văn Chị Hiên tham khảo bộ mở bài chi tiết và ấn tượng dành cho dạng văn này ở bài viết dưới đây.

 

ĐỌC THÊM: BỘ 16 MỞ - KẾT BÀI CHO 16 CHỦ ĐỀ CÓ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN TRONG ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT 2025

 

1. Mở bài 1

A được biết tới là một tác phẩm độc đáo, hấp dẫn. Phải chăng bởi A (tác phẩm tiếp nhận) không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là kết tinh của những tư tưởng, suy nghĩ của B (tên tác giả)? Mặc dù lấy cảm hứng từ C (tác phẩm gốc), song dường như A vẫn đạt được thành công nhờ sự sáng tạo trong tiếp nhận của mình. 

Ví dụ: Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”. Phải chăng “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du không chỉ là một áng văn mà còn là kết tinh của văn hóa dân tộc cùng với những tư tưởng, suy nghĩ của chính tác giả? Mặc dù lấy cảm hứng từ “Kim Vân Kiều truyện”, song dường như “Truyện Kiều” vẫn đạt được thành công nhờ sự sáng tạo trong tiếp nhận của mình. 

 

2. Mở bài 2

Bàn về tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật, người xưa có câu: “Bất tích ca giả khổ, đãn thương tri âm hi” (Không tiếc người hát khó nhọc, chỉ đau đớn người tri âm ít mà thôi). Thật vậy, có lẽ tác giả A đã đồng điệu với tác giả B để rồi cho ra đời C (tên tác phẩm phân tích) như một kết tinh của suy nghĩ và cảm xúc. Tuy tiếp nhận có sự đồng điệu, nhưng có lẽ chính sự sáng tạo trong tiếp nhận ấy đã giúp A có được một tác phẩm thành công.

Ví dụ: Bàn về tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật, người xưa có câu: “Bất tích ca giả khổ, đãn thương tri âm hi” (Không tiếc người hát khó nhọc, chỉ đau đớn người tri âm ít mà thôi). Thật vậy, có lẽ Nguyễn Du đã đồng điệu với Thanh Tâm Tài Nhân để rồi cho ra đời “Truyện Kiều” như một kết tinh của suy nghĩ và cảm xúc. Tuy tiếp nhận có sự đồng điệu, nhưng có lẽ chính sự sáng tạo trong tiếp nhận ấy đã giúp Nguyễn Du có được một tác phẩm thành công.

 

3. Mở bài 3

“Xưa nay, nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ” (Cao Bá Quát). Trong văn học cũng có sự gặp gỡ như thế, khi các tác giả tiếp nhận, cải biến những tác phẩm văn chương. Tác giả A đọc tác giả B nhưng đó không phải sự sao chép, đó là khi tác giả tạo ra một tác phẩm mới, gây ấn tượng đến người đọc, tiêu biểu là C (tên tác phẩm).

Ví dụ: “Xưa nay, nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ” (Cao Bá Quát). Trong văn học cũng có sự gặp gỡ như thế, khi các tác giả tiếp nhận, cải biến những tác phẩm văn chương. Nguyễn Du đọc Thanh Tâm Tài Nhân nhưng đó không phải sự sao chép, đó là khi tác giả tạo ra một tác phẩm mới, gây ấn tượng đến người đọc, tiêu biểu là “Truyện Kiều”.

 

ĐỌC THÊM: MẪU MỞ BÀI ẤN TƯỢNG NHẤT CHO VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ MỘT TÁC PHẨM (CHƯƠNG TRÌNH MỚI)

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
Khóa học VĂN VIP LỚP 12 - 2K7
Khóa học KỸ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN CHUYÊN SÂU
Khóa học PHƯƠNG PHÁP & LUYỆN ĐỀ LỚP 12 - 2K7

Tin liên quan