Đăng Ký Học
Ngày 25/12/2024 10:34:25, lượt xem: 102
1. Ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật
Đặc điểm | Ngôn ngữ trang trọng | Ngôn ngữ thân mật |
Phạm vi sử dụng | Giao tiếp liên quan đến công việc | Giao tiếp hằng ngày |
Ngôn từ | - Được gọt giũa - Đảm bảo chuẩn mực về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp - Không sử dụng tiếng lóng, từ thông tục |
Từ ngữ có sắc thái gần gũi, dân dã |
Kiểu câu | Ít sử dụng câu đặc biệt, câu rút gọn | Đa dạng, sử dụng cả câu đặc biệt, câu rút gọn |
Ví dụ:
a) Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay lại vái lia lịa:
Con lạy quý toà...
- Sao, sao?
- Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, dùng bắt con bỏ nó.
Lời thoại mang đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng
- Các từ ngữ xưng hô: con, quý tòa
- Các từ ngữ có tính chất công vụ: bắt tội, phạt tù
- Lời thoại của người đàn bà hàng chài thể hiện tâm lí lúng túng, e dè của chị khi bước vào tòa án, sự lo lắng trước quyết định của tòa.
b) - Chị cảm ơn các chú! - Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết. - Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc...
Chỉ mấy lời mào đầu ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt.
Lời thoại mang đặc điểm của ngôn ngữ thân mật
- Các từ ngữ: chị, chú
- Các từ ngữ mang tính chất khẩu ngữ: đâu có phải, đâu có hiểu
- Lời thoại của người đàn bà hàng chài ở đây thể hiện niềm vui, lòng biết ơn trước ý kiến của vị chánh án. Chị đã mất hẳn “vẻ ngoài khúm núm sợ sệt”, khiến khoảng cách giữa các nhân vật giao tiếp được rút ngắn lại, trở nên gần gũi hơn.
2. Lỗi logic, câu mơ hồ và cách sửa
Lỗi lô gíc | Câu mơ hồ | |
Khái niệm | Hiện tượng câu văn hoặc đoạn văn, văn bản có những thông tin, lập luận mâu thuẫn hoặc thiếu nhất quán, không đầy đủ, không phù hợp với lý lẽ thông thường và thực tế. | Câu mắc lỗi dùng từ hoặc lỗi cấu tạo khiến người nghe (người đọc) có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, không đúng ý người nói (người viết). |
Cách sửa | Xác định đúng nguyên nhân gây ra lỗi và thay bằng từ phù hợp, đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với tư duy cũng như thực tế khách quan. | Thêm những từ ngữ phù hợp để làm nổi bật thông báo duy nhất của câu, tránh hiểu lầm. |
Ví dụ | Anh ta mở khoá, ngồi vào ghế, khởi động xe, mở cửa và lên đường. - Lỗi lô gích: miêu tả thứ tự hoạt động không phù hợp với thực tế. Trước hết, phải mở cửa xe thì mới có thể thực hiện các hoạt động khác. Mở khóa là hoạt động diễn ra sau động tác ngồi vào ghế. -> Cách sửa: Anh ta mở cửa, ngồi vào ghế, mở khóa, khởi động xe và lên đường. |
Công việc nhà chồng chị lo liệu tất cả. - Lỗi câu mơ hồ, không rõ nghĩa của người nói/ người viết. -> Cách sửa 1: Công việc nhà, chồng chị lo liệu tất cả. -> Cách sửa 2: Công việc nhà chồng, chị lo liệu tất cả. |
ĐỌC THÊM: BỘ 16 MỞ - KẾT BÀI CHO 16 CHỦ ĐỀ CÓ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN TRONG ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT 2025
3. Biện pháp tu từ nghịch ngữ
Khái niệm | Biện pháp tu từ sử dụng các từ, cụm từ, câu có ý nghĩa trái ngược nhau trong cùng một câu, đoạn để biểu đạt một nghịch lí của cuộc sống hoặc của nhận thức, từ đó gây ấn tượng, tạo sắc thái biểu cảm và khơi gợi những suy nghĩ có tính chất trí tuệ lí thú, khác biệt về đối tượng được nói tới, về vấn đề đang được trình bày | |
Tác dụng | - Thể hiện phát hiện về những nghịch lí của cuộc sống, của nhận thức - Tạo ấn tượng, sắc thái biểu cảm - Gợi những suy nghĩ có tính chất trí tuệ, lí thú về đối tượng |
|
Dấu hiệu | - Có sự kết hợp dường như phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ. - Câu có cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó. |
|
Ví dụ | Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong ngữ liệu sau Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức (Xuân Quỳnh) Biểu thức nghịch ngữ: Cả trong mơ còn thức thể hiện một hiện thực phi lí với lí trí nhưng hợp lí với quy luật của tình yêu. Tình yêu nhờ nỗi nhớ mãnh liệt đã phá vỡ mọi giới hạn không gian, thời gian, trở thành nỗi khát khao thường trực trong tâm trí con người. |
4. Biện pháp tu từ nói mỉa
Tác dụng | - Mỉa mai, châm biếm, đả kích - Bông đùa vui vẻ |
|
Dấu hiệu | - Những từ, cụm từ vốn thể hiện chiều hướng đánh giá tiêu cực về một đối tượng. Hoặc, các từ biểu thị sự đánh giá tích cực, nhưng nghĩa của cả từ, cụm từ lại thể hiện một thái độ trái ngược, hàm ý phê phán, chê bai. Người nghe/người đọc cần dựa vào ngữ cảnh, giọng điệu và các yếu tố phi ngôn ngữ đi kèm lời nói (nét mặt, cử chỉ) để xác định biện pháp nói mỉa. - Người nói, người viết nêu những tình huống, điều kiện phi lí gắn với khả năng, hành động, sự việc đang được nói tới. - Có sự pha trộn đáng ngờ giữa kiểu nói lịch sự và nói quá. - Có sự xuất hiện của yếu tố nhại trong phát ngôn. - Có sự thay đổi bất ngờ về cách trần thuật hay giọng điệu trần thuật ngay trong một đoạn văn. |
|
Ví dụ | Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong câu ca dao dưới đây: Vợ anh khéo liệu khéo lo, Bán một con bò, mua cái ễnh ương. Đem về thả ở gậm gường, Nó kêu ì ọp, lại thương con bò. Nghịch ngữ khéo liệu khéo lo thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt đối với vợ anh - người phụ nữ không biết lo toan cho gia đình. |
ĐỌC THÊM: MẪU LIÊN HỆ BẢN THÂN TRONG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BẰNG THƠ HAY NHẤT - LỚP 12
5. Điển tích điển cố
Điển tích | Là câu chuyện trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong văn bản của các tác giả đời sau. |
Điển tích, điển cố có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, gắn với văn hoá, văn học thời xa xưa. |
Liên quan đến một câu chuyện thời xa xưa - được dẫn lại |
Điển cố | Sự việc hay câu chữ trong sách xưa được dẫn lại trong văn bản của các tác giả đời sau. | Liên quan đến sự việc hay từ ngữ. |
Tác dụng của điển tích điển cố
Trong thơ văn | Làm cho câu thơ, câu văn trở nên hàm súc, trang nhã |
- Tăng tính biểu cảm |
Trong văn nghị luận | Củng cố lí lẽ, tăng sức thuyết phục của văn bản | |
Được sử dụng rộng rãi trong các loại văn bản: thơ, truyện, chèo, tuồng, văn nghị luận. Không nên lạm dụng => Sự diễn đạt khó hiểu, trở nên nặng nề. |
Ví dụ:
Nằm gai nếm mật
Có tật giật mình
Cưỡi ngựa xem hoa
Hổ phụ sinh hổ tử
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
6. Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu
a) Quyền sở hữu trí tuệ.
- Là quyền của tổ chức .cá nhân đối với tài sản trí tuệ bao gồm: quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
- Quyền sở hữu trí tuệ được nhà nước Việt Nam và các điều ước quốc tế bảo hộ bằng pháp luật nhằm khuyến khích thúc đẩy hoạt động sáng tạo và khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức cá nhân khác.
b) Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu .
- Là trích dẫn trung thực ý tưởng, lời văn của tác phẩm mà chúng ta dựa vào, không mạo danh tác giả hoặc tự ý công bố tác phẩm của người khác, sử dụng tác phẩm của người khác để thu lợi.
- Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ là hành vi trung thực, văn minh, phù hợp với quy luật của pháp luật và đạo lí.
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
- Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
- Khóa học VĂN VIP LỚP 12 - 2K7
- Khóa học KỸ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN CHUYÊN SÂU
- Khóa học PHƯƠNG PHÁP & LUYỆN ĐỀ LỚP 12 - 2K7
Tin liên quan