Đăng Ký Học
Ngày 27/12/2020 23:32:25, lượt xem: 864
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.” Chu Quang Tiềm |
Câu 1: Vấn đề nghị luận là gì? Dựa theo bố cục bài viết tóm tắt các luận điểm khi tác giả khi khai triển vấn đề?
- Vấn đề nghị luận: Bàn về đọc sách
- Hệ thống luận điểm:
Luận điểm 1: Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách.
Luận điểm 2: Những khó khăn, nguy hại hay gặp ở việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.
Luận điểm 3: Cách chọn sách cần đọc và phương pháp đọc hiệu quả.
Câu 2: Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, đọc sách có ý nghĩa gì?
- Sách có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người đặc biệt là trong xã hội đang ngày một phát triển. Sách là nơi con người lưu trữ lại toàn bộ những tri thức, những tinh hoa trí tuệ của con người về tất cả các mặt của con người từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sách là những cuốn bách khoa toàn thư về thế giới, là cơ sở cho mọi sáng tạo giúp chúng ta tích lũy nâng cao vốn hiểu biết học vấn.
- Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống, là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích lũy tri thức, khám phá chinh phục thế giới.
Câu 3: Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả thì trước hết phải biết lựa chọn sách để đọc. Theo Chu Quang Tiềm thì nên chọn sách theo các tiêu chí như thế nào?
- Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải đọc cho tinh, tìm tòi cho kĩ. Bởi mục đích cuối cùng của việc đọc sách là những tri thức, tức chất lượng chứ không phải là số lượng nhiều nhưng đầu óc lại sáo rỗng.
- Ngoài sách chuyên phổ thông cần tham khảo sách chuyên môn để mở rộng tầm hiểu biết
- Trong khi đọc sách cần phải có sơ sở của những môn học khác, tức phải có sự liên hệ giữa những kiến thức mình đã biết và những kiến thức mình đang học hỏi.
Câu 4: Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận trình.
- Không nên đọc lướt mà phải đọc có hệ thống, vừa đọc vừa suy ngẫm “trầm ngâm tích lũy tưởng tượng”, thì những tri thức trong sách ta mới có thể thông hiểu. Đặc biệt là những cuốn sách có giá trị thì càng phải đào sâu suy nghĩ.
- Không nên đọc sách một cách tràn lan, đọc sách có hệ thống quyển nào cũng đọc, cần đọc có trọng tâm, và coi việc đọc sách là một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài.
- Đọc sách không phải là việc chỉ rèn luyện trí thức mà đó còn là học cách làm người.
- Tác giả đã sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng vừa gần gũi, thân thuộc vừa đầy tính thuyết phục để đưa ra những lời khuyên sâu sắc cho người đọc sách.
Câu 5: Bài viết Bàn về việc đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em điều ấy được tạo nên từ những yếu tố nào?
- Hệ thống luận điểm được triển khai rõ ràng một cách có lí lẽ và bằng những dẫn chứng sinh động, gần gũi, dễ hiểu.
- Bố cục của bài viết rất chặt chẽ, được dẫn dắt một cách hợp lí, tự nhiên, gây được thiện cảm cho người đọc, người nghe.
- Cách viết giàu hình ảnh, dùng lối ví von sinh động, cụ thể, thú vị.
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
“Văn nghệ là sợi dây buộc chặt con người với cuộc sống bên ngoài” Nguyễn Đình Thi |
- Hệ thống luận điểm:
- Nội dung của văn nghệ
+ Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người ∙ Con đường đến với người tiếp nhận, tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ. Bố cục của bài nghị luận này có thể chia làm hai phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: Trình bày nội dung của văn nghệ.
+ Phần 2: Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.
Các đoạn văn được liên kết với nhau không hề rời rạc mà gắn kết bổ sung với nhau. Những luận điểm kế thừa và mở rộng hơn luận điểm trước, tạo cho bài nghị luận một kết cấu chặt chẽ, đầy tính thuyết phục.
Câu 2: Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ gì?
Văn bản phản ánh thực tại của cuộc sống, thực tại xã hội thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.
Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:
- Văn bản thể hiện thực tại khác quan không theo một khuôn khổ nhất định mà được bàn tay người nghệ sĩ nhào lặn thể hiện những triết lí, suy nghĩ của bản thân mình thông qua văn bản.
- Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lời thuyết lí khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét, … của người nghệ sĩ.
- Tác phẩm văn nghệ luôn chứa đựng niềm say mê của người nghệ sĩ, qua đó khơi dậy những xúc cảm của người tiếp nhận.
Câu 3: Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
- Văn nghệ mang đến cho con người đời sống phong phú, thú vị hơn
- Văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.
- Văn nghệ đem đến cho con người những giá trị ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống như tình yêu, niềm say mê, lạc quan, niềm tin, ...
- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn
Câu 4: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng khả năng nào mà kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm tác động đến con đường nào? bằng cách gì?)
- Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng chính những rung cảm, cảm xúc chân thành nhất của người đọc. Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình cảm. Chính những cái đẹp kì diệu của văn nghệ đã tác động sâu sắc đến cuộc sống của con người, làm cho cuộc đời của chúng ta thêm phong phú và tốt đẹp hơn.
Câu 5: Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm sự kết hợp nhận định lí lẽ dẫn chứng thực tế…)
- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lí.
- Lập luận sắc bén, thuyết phục
- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn.
- Giọng văn thể hiện sự chân thành, niềm say sưa và nhiệt hứng dâng trào.
“Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.” Vũ Khoan |
Câu 1: Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử? Bài viết đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy.
- Những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta thế hệ trẻ hiện nay là gì?
- Thời điểm lịch sử: thời điểm chuyển tiếp giữa hai thế kỉ (thế kỉ XX – XXI).
- Nội dung vấn đề: đề cập sự chuẩn bị hành trang cho mọi người đặc biệt là giới trẻ để đất nước bước vào thế kỉ mới.
- Ý nghĩa: chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới, đó là vấn đề không chỉ có tính thời sự nóng hổi mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển và hội nhập của đất nước.
- Nhiệm vụ: nhìn nhận những hạn chế cần khắc phục để không bị tụt hậu và bắt kịp bước đi của thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận nền kinh tế tri thức.
Câu 2: Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả? Trình tự lập luận của tác giả:
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
- Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước
- Những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam cần được nhận thức rõ trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới.
- Sự cần thiết của việc con người Việt Nam phải tự thay đổi mình, hoàn thiện mình để hội nhập với toàn cầu.
Câu 3: Trong bài này, tác giả cho rằng: “trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Điều đó có đúng không, vì sao?
Trong bài này, tác giả cho rằng: “trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Điều đó là đúng đắn. Vì:
- Con người là chủ nhân của đất nước, con người sáng tạo và phát minh ra những yếu tố phục vụ cho xã hội như máy móc, thiết bị hiện đại, …. Điều ấy có nghĩa, xã hội có vận hành, có tồn tại và phát triển được hay không chính là phụ thuộc vào con người.
Câu 4: Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hoá hiện đại hoá trong thời đại ngày nay?
- Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
- Con người Việt Nam có truyền thống lâu đời đùm bọc đoàn kết thương yêu nhau trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, thế nhưng trong sản xuất làm ăn lại có tính đố kị làm giảm đi sức mạnh và tính liên kết trong sản xuất.
- Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ, quen bao cấp, rất sùng ngoại nhưng có khi lại bài ngoại đến mức cực đoan, khôn vặt, ít giữ chữ "tín”.
Câu 5: Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm nào khác với những điều em đã đọc được trong các sách vở lịch sử và văn học? Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu những nhận xét này?
- Điểm giống: đều phân tích và nhận xét giống nhau những ưu điểm thế mạnh của con người Việt Nam: thông minh, cần cù, sáng tạo, nhạy bén với cái mới, đoàn kết trong chiến đấu....
- Điểm khác: chỉ ra và phân tích những điểm yếu kém của người Việt Nam như: thiếu kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt, thiếu cẩn trọng...
- Thái độ tác giả: thể hiện sự khách quan khoa học trong sự nhìn nhận đánh giá vấn đề, giúp chúng ta nhìn lại mình một cách đúng đắn chân thực để bản thân có thể hoàn thiện phát triển đúng nhất để rồi từ đó giúp chúng ta vững bước trên con đường thành công, phát triển xã hội.
Câu 6: Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều thành ngữ; tục ngữ. Hãy tìm những thành ngữ, tục ngữ ấy cho biết ý nghĩa, tác dụng của chúng.
- Những thành ngữ tác giả sử dụng trong bài viết: “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm” “trâu buộc ghét trâu ăn” “bóc ngắn cắn dài”,...
- Tác dụng: việc sử dụng các thành ngữ làm cho bài viết trở nên sinh động, cụ thể, làm cho vấn đề quan trọng mang tính uyên bác trở nên gần gũi dễ hiểu với đời sống. Đồng thời, cũng khiến bài nghị luận không bị khô khan, khuôn mẫu, giáo điều mà đầy cảm xúc.
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG-TEN
(H. Ten)
“Nếu nhà bác học chỉ thấy con sói ấy là một con vật có hại, thì nhà thơ, với đầu óc phóng khoáng hơn, lại phát hiện ra những khía cạnh khác. Nhà thơ sẽ thấy con sói độc ác mà cũng khổ sở, tuy trộm cướp đấy nhưng thường bị mắc mưu nhiều hơn. Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy-phông dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.” H. Ten |
Câu 1:
- Xác định bố cục:
+ Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La phông-ten.
+ Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
- So sánh các biện pháp lập luận và cách triển khai:
+ Giống nhau: đều dùng những dòng suy nghĩ của nhà khoa học Buy-phông để so sánh. Triển khai hai luận điểm theo trật tự: dưới ngòi bút của La Phông-ten, dưới ngòi bút của Buy-phông, dưới ngòi bút của La Phông-ten.
+ Khác nhau: Nhưng ở đoạn đầu, khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Vì vậy, bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.
Câu 2:
+ Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói dưới cái nhìn, căn cứ của một nhà khoa học. Ông nêu lên những đức tính cơ bản của chúng một cách chân thực.
+ Ông không nhắc đến "sự thân thương" của loài cừu, cũng không nhắc đến "nỗi bất hạnh" của loài chó sói vì đấy không phải là đặc điểm cơ bản của chúng. Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.
+ Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực đó là tính cách của con cừu khi gặp phải thiên địch của nó - loài chó sói. Tác giả đã đặt con cừu trong hoàn cảnh gặp con chó sói hống hách, ngang ngược bên bờ suối.
+ Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát - cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Cũng từ đó tác giả đã sáng tạo nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.
Câu 4:
- Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhiều bài có nhân vật chó sói. Khi xây dựng hình tượng chó sói, La Phông-ten không tuỳ tiện mà dựa trên đặc tính vốn có của loài sói đó là săn mồi.
- Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động với cái bụng "đói meo", "gầy giơ xương", đi kiếm mồi với hi vọng kiếm được con cừu non nào đó,… (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây nó là một con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác). Con chó sói được nhân cách hoá dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.
Mong rằng những bài soạn văn trên đây sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong quá trình học tập và đạt thành tích cao nhé. Theo dõi thêm nhiều tài liệu, thông tin về môn học Ngữ văn theo dõi ngay : Học văn chị Hiên hoặc Youtube Học văn chị Hiên.
Chúc các em học tốt!
Học văn chị Hiên - Hơn cả một bài văn
Xem thêm:
SOẠN VĂN 9 - TOÀN BỘ TÁC PHẨM HỌC KÌ 1
BÀI SOẠN VĂN HỌC KÌ 2 LỚP 9 HAY NHẤT, NGẮN GỌN NHẤT PHẦN 2
BÀI SOẠN VĂN HỌC KÌ 2 LỚP 9 HAY NHẤT, NGẮN GỌN NHẤT PHẦN 3
Tin liên quan