SOẠN BÀI: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

Ngày 31/08/2020 16:14:16, lượt xem: 2211

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

(trích “Truyện Lục Vân Tiên”, Nguyễn Đình Chiểu)

Câu 1:

Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khuôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vọng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 2: Nhân vật Lục Vân Tiên:

  • Hành động tả xung hữu đột đánh cướp (một mình, không vũ khí đối đầu với bọn cướp động lại được trang bị gươm giáo đầy đủ) => lòng dũng cảm và tính cách trượng nghĩa, tài năng hơn người.
  • Ân cần hỏi han, an ủi hai cô gái được cứu => chu đáo, tình cảm.
  • Từ chối gặp mặt trực tiếp và nhận sự lạy tạ của Kiều Nguyệt Nga => ngay thẳng, chính trực.
  • Từ chối nhận sự báo đáp của Kiều Nguyệt Nga => Làm việc nghĩa không tính toán, vô tư, trong sáng.

Câu 3: Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:

  • Tùy mị, khiêm nhường, thể hiện qua cách xưng hô, cách bày tỏ nỗi xúc động và lòng biết ơn hết sức mực thước, chân thành, dịu dàng.
  • Nết na, hiếu thuận, ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ.
  • Sâu sắc, chín chắn: Kiều Nguyệt Nga ý thức rất rõ ơn nghĩa của Lục Vân Tiên, chàng không chỉ cứu mạng mà còn giúp nàng bảo toàn phẩm giá, danh tiết. Nàng cũng ý thức được tình cảnh éo le của bản thân nên khẩn thiết mong Lục Vân Tiên cùng mình về Hà Khê để được báo đáp.
  • Thủy chung, ân nghĩa: Mặc dù Lục Vân Tiên từ chối, nàng vẫn đau đáu mong muốn đền ơn. Với nàng, ơn trọng của Lục Vân Tiên có đền đáp bao nhiêu cũng không đủ. Cuối cùng, Kiều Nguyệt Nga đã tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với chàng trai anh hùng, nghĩa hiệp. Tình cảm của nàng cao hơn sự rung động nam - nữ đơn thuần, nó là hiện thân cho suy nghĩ và lối sống trọng nghĩa - một chuẩn mực đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đặc biệt đề cao.

Câu 4:

            Nhân vật được xây dựng thông qua ngôn ngữ đối thoại và hành động còn ngoài hiện và đời sống nội tâm không được chú ý khắc họa. Nhân vật củ Nguyễn Đình Chiểu là con người có lời nói và hành động thống nhất với nhau, gần với kiểu nhân vật trong truyện cổ tích. Các nhân vật được yêu mến, lưu lại ấn tượng đậm nét trong trí nhớ của người đọc bởi họ luôn rõ ràng trong suy nghĩ, quyết liệt trong lựa chọn, hành động và họ mang nhiệt tình thực thi đạo đức.   

Câu 5:

Đặc sắc ngôn ngữ: ít từ ngữ HÁn Việt và điển tích, điển cố, mang đậm hơi thở Nam Bộ, mộc mạc, giản dị nhưng sinh động, gần gũi với người dân. Nguyễn Đình Chiểu ít chú ý đến việc trau chuốt, gọt đẽo câu chữ, ngôn từ trong đoạn trích nói riêng, trong “Truyện Lục Vân Tiên” nói chung không cầu kì, hoa mĩ mà nghiêng về vẻ đẹp tự nhiên, sinh động.

Tin liên quan