HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ - Hồi thứ mười bốn
(Ngô Gia văn phái)
Câu 1:
- Đại ý: tái hiện cuộc hành quân thần tốc, chiến công oanh liệt của vua Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn, sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
- Bố cục:
- Đoạn 1: Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp giặc.
- Đoạn 2: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- Đoạn 3: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống
Câu 2:
- Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ:
- Tinh thần dân tộc, ý thức giữ gìn nền độc lập lâu bền, cuộc sống yên bình cho nhân dân.
- Bình tĩnh, làm chủ hoàn cảnh, không nao núng trước tình huống nguy cấp, quyết đoán, tự tin.
- Trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn ra trông rộng, tham vọng lớn lao.
- Tài điều binh khiển tướng, thường phạt nghiêm minh, thu phục lòng người, tài quân sự kiệt xuất.
- Lập nên chiến công lừng lẫy: đại phá hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.
=> Đại diện cho tình thần, ý chí, sức mạnh của phong trào Tây Sơn, của cả dân tộc.
- Cảm hứng anh hùng ca chi phối ngòi bút tác giả, bút pháp sử thi khi miêu tả chiến trận, cảm xúc ngợi ca, ngưỡng mộ, nhãn quan hiện thực và tinh thần tự hào dân tộc.
Câu 3:
- Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:
- Tướng: Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao. Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết.
- Quân: chống không nổi, bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết,... thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối; hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều; chạy về nước, trên đường đông nghịt như chợ, đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi...
- Cảnh ngộ bi đát của vua tôi nhà Lê:
- Chạy đến bờ sông thì cầu phao đã đứt, thuyền bè cũng không có.
- Cướp chiếc thuyền cá rồi chèo sang bờ bắc.
- Luôn mấy ngày không ăn, ai nấy đều đã mệt lử.
- Nghe tin quân Tây Sơn đã đuổi đến nơi, vua cuống quýt bảo người thổ hào…
- Nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt.
- Lối trần thuật sinh động, giọng điệu có phần mỉa mai khi kể về sự chủ quan, ngạo mạn của Tôn Sĩ Nghị và vua Lê, giọng ngậm ngùi khi nói về cảnh ngộ bi thảm của ông vua cuối cùng nhà Lê.
Câu 4:
Sự khác biệt của ngòi bút tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy:
- Cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh:
- Nhốn nháo, hỗn loạn, tướng chạy đằng tướng, quân đi đằng quân, giẫm đạp lên nhau
- Nhịp điệu nhanh, mạnh, các sự kiện dồn dập, liên tiếp, các hình ảnh được miêu tả bề bộn, phong phú
- Giọng văn hả hê, sảng khoái, có sự kết hợp giữa miêu tả khách quan với châm biếm hài hước
- Bút pháp vừa tả thực vừa khoa trương phóng đại.
- Cuộc tháo chạy của vua tôi nhà Lê:
- Vua tôi dắt díu nhau chạy trốn
- Nhịp điệu: chậm, trầm lắng, tác giả tập trung tái hiện trạng thái hoang mang, bế tắc của những kẻ thất bại.
- Giọng văn: ngậm ngùi, xót xa.
- Bút pháp tả thực, miêu tả chi tiết
Lí do có sự khác biệt: bởi 1 bên là thái độ của tác giả đối với quân ngoại xâm hống hách, hung tàn, 1 bên là thái độ đối với đời vua cuối cùng của 1 triều đại lớn của dân tộc.