TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
Câu 1: Bố cục của văn bản: 3 phần
- Phần 1: (mục 1 đến 7): thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới
- Phần 2: (mục 8, 9): Điều kiện thuận lợi cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Phần 3: (mục 10 đến 17): những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách
=> Các phần trong văn bản hợp lí, chặt chẽ. Các phần trước làm cơ sở để phần cuối là kết luận rút ra. Các đề mục rõ ràng, có tên gọi cụ thể.
Câu 2: Thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới:
- Trẻ em - nạn nhân của hiểm họa chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
- Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
- Trẻ em phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng, bệnh tật, ma túy.
=> Thật đau xót trước thực tế cuộc sống còn quá đỗi khó khăn của trẻ em trên thế giới, nhận thức được điều kiện sống thuận lợi của bản thân, trân trọng hơn cuộc sống hiện tại mà mình đang có.
Câu 3: Điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay:
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế
- Công ước về quyền trẻ em ra đời
- Bầu không khí chính trị trên thế giới thay đổi từ đối đầu sang đối thoại.
Câu 4: Tính toàn diện của nội dung phần “Nhiệm vụ”:
- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng.
- Quan tâm đến trẻ em tàn tật và khó khăn.
- Bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ.
- Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở.
- Chú trọng kế hoạch hóa gia đình.
- Bảo đảm tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Nỗ lực hợp tác quốc tế.
- Nâng cao nhận thức trẻ em về giá trị và nguồn gốc bản thân.
=> Những nhiệm vụ toàn diện, đề cập đến mọi vấn đề trong đời sống và có tính khả thi.
Câu 5: Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này:
- Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế, liên quan trực tiếp đến tương lai nhân loại.
- Vấn đề này đang được quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ cụ thể, toàn diện.