SOẠN BÀI: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH

Ngày 31/08/2020 15:06:23, lượt xem: 963

CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH

(trích “Vũ trung tùy bút” - Phạm Đình Hổ)

Câu 1:

  • Những chi tiết thể hiện rõ thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận:
  • Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi.
  •  Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ: diễn ra thường xuyên, huy động rất đông người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém.
  • Việc tìm thu vật “phụng thủ” thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm cho nơi ở của chúa.

 

  • Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc họa ấn tượng.
  • Cảnh được miêu tả là cảnh thực ở những khu vườn rộng, đầy “trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch”, nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn, dấu hiệu của sự tan nát, đổ vỡ, điều chẳng lành, ấy chính là “triệu bất tường”.

Câu 2:

  • Thủ đoạn nhũng nhiễu của bọn quan lại hầu cận:
  • Cướp chậu hoa, cây cảnh, chim tốt, khướu hay của người dân với danh nghĩa dâng lên chúa.
  • Phá nhà, hủy tường của người dân để mang cây quý, vật lạ đi.
  • Vu vạ cho các nhà giàu trong kinh thành tội giấu vật cung phụng, khiến họ phải bỏ của ra kêu van chí chết.
  • Ý nghĩa đoạn văn cuối bài:
  • ghi lại việc có thực đã từng xảy ra trong nhà tác giả, nhấn mạnh nỗi bất an, mất mát của người dân và của chính tác giả.
  • gia tăng sức thuyết phục, đồng thời cũng làm cho cách viết thêm phong phú và sinh động, vừa khách quan, chân thực, vừa có thái độ và cảm xúc chủ quan của tác giả.

Câu 3: 

  • Ở thể loại truyện, hiện thực của cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể, cho nên thường có cốt truyện và nhân vật.

Thể loại tùy bút nhằm ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống. 

Tin liên quan