PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI PHẦN THÂN BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI “KHÔNG SÓT Ý”

Ngày 30/01/2024 09:16:06, lượt xem: 3284

Để viết được bài nghị luận xã hội đủ 3 phần không khó, nhưng để viết hoàn chỉnh và không sót ý thì cần phải có phương pháp rõ ràng và thông minh, đặc biệt là với bài nghị luận văn học. Hãy cùng Học Văn Chị Hiên tham khảo phần phương pháp được trích từ tài liệu KHÓA HỌC KĨ NĂNG - LỚP 9 dưới đây.

 

Giải thích, khẳng
định vấn đề
Vấn đề nghị luận nghĩa là gì? Từng từ khóa trong vấn đề nghĩa là gì? Những từ khóa hiểu theo nghĩa đen, nghĩa bóng như thế nào?
Phân tích, bàn luận - Biểu hiện của vấn đề: Người có tư tưởng này là người như thế nào? Người không có tư tưởng này là người như thế nào? Có hiện tượng nào trong đời sống xuất phát từ vấn đề này không?
- Ý nghĩa của vấn đề: Ý nghĩa với từng cá nhân như thế nào, giúp mỗi người trở nên thế nào? Ý nghĩa với cộng đồng ra sao?
Chứng minh
bằng dẫn chứng
- Lưu ý: có thể đưa dẫn chứng vào những luận điểm khác nhau trong bài.
- Nêu dẫn chứng: Đó là ai? Câu chuyện gì? Điều đáng chú ý ở nhân vật là gì?
- Phân tích dẫn chứng: Điều gì được thể hiện sau những hành động, việc làm của nhân vật? → hướng về vấn đề nghị luận
Phê phán, mở rộng vấn đề - Phê phán: Người đáng phê phán là người như thế nào? - Mở rộng vấn đề: Nhìn nhận từ một góc độ khác thì VĐNL có thể hiểu là gì?
Bài học Hiểu được gì? Cần làm gì?
Liên hệ bản thân Bản thân mình đã, đang và sẽ làm gì khi hiểu được VĐNL

 

ĐỌC THÊM: NHỮNG NGUYÊN TẮC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ĂN TRỌN ĐIỂM

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
- Khóa học kĩ năng - Lớp 9

 

Tin liên quan