Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung Thành – Nhà văn của vùng đất Tây Nguyên

Ngày 09/11/2018 23:55:05, lượt xem: 3606

Bây giờ rồi kể cả sau này, người ta vẫn sẽ nhắc mãi về Nguyễn Trung Thành với hình ảnh của một nhà văn quân đội gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên. Không thể phủ nhận, tiểu thuyết “Đất nước đừng lên” của nhà văn này đã gây ra một tiếng nổ lớn trong nền văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Người ta yêu thích tác phẩm này tới nỗi, anh cũng biết đến anh hùng Núp, tới đồng bào Ba Na, những dòng văn gần gũi, giản đơn như hơi thở để rồi sau này, tiểu thuyết đã được dựng thành phim và tiếp tục đến với công chúng, bạn đọc nhiều thế hệ.

Thật tình, tôi vẫn thường nghe tới câu chuyện nhà văn Nguyễn Trung Thành đã rời khỏi hội nhà văn Việt Nam bởi những phê phán, chỉ trích vì đi chệch hướng, thế nhưng, tôi lại không quá quan tâm tới việc này. Bản thân tôi dành sự chú ý của mình nhiều hơn tới những gì mà nhà văn này đã để lại cho nền văn học Việt Nam. Đó là một chất văn rất “Tây”, từ “ Tây” ở đây không phải chỉ phương Tây hay Tây Âu mà là Tây Nguyên. Nhà văn này lựa chọn Tây Nguyên làm không gian nghệ thuật, không gian sáng tác cho những tác phẩm của mình. Từng câu, từng chữ đều mang dàng dấp hơi thở của con người Tây Nguyên, vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió.

Có phải vì, ngày ấy người thanh niên này một mực đòi về cùng với Tây Nguyên, sống và sinh hoạt nơi đây, tiếp xúc với những con người nơi đây, nên mới một lòng một dạ khăng khăng và thủy chung như vậy. Hay là vì, Nguyễn Trung Thành là người mang duyên với mảnh đất này và nhất định mong muốn dùng ngòi bút để khai phá, để trả nợ nghĩa tình cho những con người mình từng biết đến, gắn bó và yêu thương. Dẫu sao, tôi cũng chỉ muốn nhắc nhớ cho các bạn về một nhà văn đã đi và quyết định đến Tây Nguyên để viết về những cá nhân anh hùng, những tập thể anh hùng, đã dùng tuổi trẻ của mình để viết về những cuộc đời mà bạn đọc sẽ vĩnh viễn không thể quên đi.;

Tin liên quan