BỘ MỞ BÀI MỚI NHẤT CÁC TÁC PHẨM THƠ LỚP 9 - HKI

Ngày 07/12/2023 10:36:45, lượt xem: 6645

Khi viết một bài nghị luận văn học hoàn chỉnh, một điều em cần quan tâm đó chính là phân chia và cân bằng thời gian làm bài. Bởi vì vậy, nếu em mất quá nhiều thời gian vào một phần nào đó, sẽ ảnh hưởng tới dung lượng và kiến thức cần có ở những phần khác, đặc biệt là đối với phần mở bài.

Để giúp em có thể viết phần mở bài vừa nhanh nhưng lại vừa đảm bảo kiến thức và gây ấn tượng, hãy cùng Học Văn Chị Hiên tham khảo những mẫu mở bài mới nhất cho các tác phẩm thơ lớp 9 - HKI nhé.

 

 

1. Đồng Chí

Người lính - họ là cây xương rồng cứng cỏi chống chọi với khắc nghiệt của nơi sa mạc cằn cỗi,  là ngọn hải đăng chiếu sáng soi đường cho chiếc thuyền độc lập tự do của đất nước cập bến như ngày hôm nay. Chính bởi lẽ đó, người lính chính là tâm điểm, là hình tượng chủ đạo đưa vào các tác phẩm thơ ca thời kháng chiến trong đó bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu chính là một ví dụ tiêu biểu. Tác phẩm là một bức chân dung đẹp, cao cả nhưng cũng rất đỗi bình dị về người lính cụ Hồ, về anh vệ quốc quân năm xưa, làm nổi bật chất hiện thực trong thơ ca của một thời kì khốc liệt. Đặc biệt qua khổ thơ “Trích thơ” (vấn đề nghị luận) được thể hiện rất rõ.

 

2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

“Xe ta quý ta yêu

Ôi chiếc xe đồng chí

Cùng ta lăn sớm chiều

Cùng ta đi đánh Mỹ’.

                  (Bài ca lái xe đêm -Tố Hữu)

Trong cuộc trường chinh chống Mỹ cứu nước, để giành lấy độc lập, Bắc Nam thống nhất sum họp một nhà, quãng đường huyết mạch Trường Sơn đã bị quân địch tấn công rất nặng nề. Đứng trước mưa bom bão đạn như vậy, liệu rằng những người lính có cảm giác gì? Tất nhiên rằng trong hoàn cảnh nguy hiểm như vậy, những cung bậc cảm xúc khó tả vẫn sẽ lần lượt hiện hữu trong tâm trạng của người chiến sĩ. Tuy nhiên với các chiến sĩ lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật thì ta lại có một cảm nhận khác về người chiến sĩ, bên cạnh sự gan trường dũng cảm họ rất lạc quan, yêu đời mặc kệ xe không kính, kính vỡ rồi.... Đặc biệt qua khổ thơ “Trích thơ” (vấn đề nghị luận) được thể hiện rất rõ.

 

ĐỌC THÊM: GỢI Ý MỞ BÀI - KẾT BÀI CHO CÁC ĐỀ VĂN TỰ SỰ TIÊU BIỂU HAY NHẤT

 

3. Đoàn thuyền đánh cá

Nhà thơ Huy Cận đã từng viết trong chính bài thơ của mình: “Chàng Huy Cận xưa hay sầu lắm…” Hay nhà phê bình Văn học Hoài Thanh cũng từng nhận xét: “...Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. Trước đây, nhà thơ Huy Cận thường được biết là hồn thơ sầu ảo não của thi ca Việt, chẳng biết sau này nỗi buồn ấy đã tan hay chưa nhưng sau khi sang đến bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ta thấy hồn thơ khác hẳn, ta không thấy sự ảm đạm sầu buồn nữa mà thay vào đó là niềm vui phơi phới tràn đầy năng lượng của người lao động trong thời đại mới, đặc biệt thông qua đoạn thơ “Trích thơ” (vấn đề nghị luận) được tái hiện một cách sinh động.

 

4. Bếp lửa

Tuổi thơ, nơi mà có lẽ bất cứ ai khi mệt mỏi với cuộc sống bộn bề đều bất giác nghĩ đến như nơi bình yên nhất của góc nhỏ trong tim, nơi có mẹ có cha, có bạn bè với những hồi ức ngọt ngào và chính kí ức ấy đã trở thành nguồn đề tài bất tận cho các thi sĩ đào sâu cày xới. Nếu như Đỗ Trung Quân nhớ về quê hương với kỉ niệm với chùm khế ngọt trèo hái mỗi ngày, Xuân Quỳnh nhớ bồi hồi sau khi bắt gặp một tiếng gà trưa khi dừng chân bên xóm nhỏ thì Bằng Việt lại nhớ về bếp lửa với hình ảnh người bà thân thương. Đó chính là khởi nguồn để tác giả cho ra đời tác phẩm mang tên “Bếp lửa”, tác phẩm chính là chuyến tàu đưa tác giả trở về với những kí ức tuổi thơ êm đềm, đặc biệt đoạn thơ “Trích thơ” càng giúp cho chúng ta hiểu hơn về (Vấn đề nghị luận) mà nhà thơ muốn gửi gắm.

 

5. Ánh trăng

Giữa muôn mảnh đất ồn ào hối hả, ta thường tìm cho mình một nơi bình yên để nương náu. Có người tìm về quê hương, người tìm đến văn chương và nhà thơ Nguyễn Duy của chúng ta đã tìm về thiên nhiên để lắng lòng mình lại và điều đó được thể hiện trong bài thơ “Ánh trăng”, chính ánh trăng đã đưa nhà thơ trở về với những ngày tháng êm đềm, cho nhà thơ sống lại với một miền kí ức đã qua và cũng chính trăng là tấm gương phản chiếu buộc nhà thơ phải nhìn nhận lại mình để sống biết trân trọng quá khứ hơn. Đặc biệt thông qua đoạn thơ “Trích thơ”  (Vấn đề nghị luận) càng được tái hiện một cách rõ nét.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên

- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9

Khóa học Văn Vip 2 - 2k9

Tin liên quan