NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ - VẺ ĐẸP NÊN THƠ - TRỮ TÌNH

Ngày 07/05/2020 12:09:06, lượt xem: 8393

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ - VẺ ĐẸP NÊN THƠ - TRỮ TÌNH

I. Tìm hiểu chung

1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân
- Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987 trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn.
- Quê thuộc làng Mộc, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà nội.
- Sau khi học hết bậc thành chung, ông viết văn và làm báo.
- Cách mạng tháng Tám thành công, ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút của mình để phục vụ cuộc kháng chiến.
- Từ năm 1948 đến năm 1968, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam
- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí to lớn và vai trò không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam.
- Năm 1996, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Các tác phẩm chính: Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Thiều quê hương, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…
- Phong cách nghệ thuật: phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự thay đổi trong những sáng tác ở thời kì trước và sau cách mạng tháng Tám song có thể thấy những điểm nhất quán sau:
+ Phong cách của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”, trong mỗi trang viết của mình, Nguyễn Tuân luôn muốn thể hiện sự tài hoa, uyên bác của bản thân. Chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân được thể hiện:
•• Khám phá, phát hiện sự vật ở phương diện thẩm mĩ.
•• Nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
•• Vận dụng tri thức, vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo dựng hình tượng.
+ Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mĩ,…
+ Kho từ vựng phong phú, tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, có phối âm, phối thanh linh hoạt, tài ba…
2. Tác phẩm
2.1. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, đề tài, nguồn cảm hứng
- Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” rút từ tập “Sông Đà” gồm 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo, ra
đời năm 1960 trong khí thế phấn khởi hào hùng của những năm tháng miền Bắc xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Khắp đất nước dậy vang Tiếng hát con tàu, sục sôi tiếng gọi vọng về từ Đoàn thuyền đánh
cá. Chính những âm thanh ấy đã thổi bùng lên nhiệt tình cách mạng, giục giã bước chân phiêu lãng
của Nguyễn Tuân tìm về với mảnh đất miền Tây của Tổ Quốc, khám phá chất vàng của thiên nhiên
và tâm hồn dân tộc để đúc lại trong thiên tùy bút...Viết về dòng sông địa đầu tổ quốc, dồn nét trong
tâm khảm Nguyễn Tuân là cảm hứng ngợi ca, khẳng định sự thay đổi của thiên nhiên đất nước trong
thời kì đổi mới.
2.2. Thể loại
Tùy bút là một dạng có tính chất trung gian giữa tự sự với trữ tình, giữa thơ với văn xuôi, giữa yếu
tố chủ quan và khách quan,...vừa có tính chất ghi chép (kí), vừa có chất thơ (trữ tình) vừa mang màu
sắc triết học trong tư duy. Trong tuỳ bút cũng có kể chuyện, thuật sự. Nhưng cái mạch chính, ưu
trội lên, luôn là trữ tình. Đó là thể văn tự do, tương đối phóng túng, nhưng vẫn có nguyên tắc của
nó. Một trong những nguyên tắc mà người ta hay nói đến là nguyên tắc kết cấu: vừa tán, vừa tụ. Bề
mặt có vẻ tản mạn, nhưng bề sâu lại nhất quán về ý nghĩa, tư tưởng, chủ đề, tạo trục xuyên suốt như
khối vuông ru bích. Tùy bút Nguyễn Tuân là đỉnh cao tùy bút Việt Nam mà qua đó, ta thấy một cái
tôi tài hoa, uyên bác. Nếu như trước cách mạng tháng Tám, ông viết về những con người đặc chủng,đặc tuyển thì giờ đây, những con người bé nhỏ, bình thường mà vĩ đại lại là nhân vật chính trong
sáng tác Nguyễn Tuân.
2.3. Giá trị của tác ph
ẩm
+ Giá trị thông tin, tư liệu: công trình khảo cứu về Sông Đà, cung cấp những hiểu biết chân xác, lí
thú về Sông Đà, về lịch sử, địa thế, phong cách vượt thác của người lái đò, sự chuẩn bị của nhà nước
để chinh phục Sông Đà.
+ Giá trị văn chương.

1.2. Vẻ đẹp nên thơ và trữ tình
- Vẻ đẹp trữ tình thể hiện trong lời đề từ thứ hai, thơ của nhà thơ Ba Lan:“Đẹp vậy thay tiếng hát
trên dòng sông”: cảm thán về vẻ đẹp nên thơ, thi vị của các dòng sông- hé mở vẻ đẹp trữ tình của
Sông Đà và vẻ đẹp tâm hồn con người gửi vào tiếng hát.
- Tính trữ tình thể hiện tập trung ở khúc hạ lưu với dòng chảy và màu nước. Dòng chảy êm,
phẳng, rộng, tạo nét tính cách tương phản với sự hung bạo được miêu tả cụ thể, chân thực bằng rất
nhiều hình ảnh gợi cảm và màu nước biến ảo theo mỗi mùa.
- Tính trữ tình thể hiện trong điểm nhìn động: theo thời gian (mùa); theo không gian (trên cao- xa);
từ tư thế (ngồi thuyền- đi).
+ Từ trên cao, xa nhìn xuống, Sông Đà như một cái Dây thừng ngoằn nghèo. Tuôn dài, tuôn dài
như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo
tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Đó là vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng, e ấp
như mang cả hương thơm quyến rũ của núi rừng (áng tóc thơm hương hoa ban hoa gạo). Nguyễn
Tuân khi phản ánh sự vật sự việc bao giờ cũng tìm cách đẩy sự vật sự việc đến độ tột cùng tột đỉnh.
Vì thế sông Đà trong con mắt của Nguyễn Tuân hung bạo bao nhiêu thì cũng rất trữ tình bấy nhiêu.
Sông Đà không chỉ đẹp ở hình dáng mà còn đẹp ở sự thay đổi sắc màu ấn tượng.
+ Từ điểm nhìn theo thời gian, ta còn được tác giả cho thấy sự kì ảo của màu nước: Mùa xuân dòng
xanh ngọc bích chứ Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước
Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người
bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về- Những dòng văn ngậm đầy chất họa, chất nhạc, chất thơ cho thấy
khả năng quan sát tinh tế, ngôn ngữ cá thể hóa cao độ nhờ những so sánh độc đáo, chân xác.
+ Cảm nhận trên tư cách một “cố nhân”: Màu nắng tháng ba Đường thi là liên tưởng độc đáo
khiến nắng sông Đà như ngậm thơ, ngậm họa. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan
sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Lời văn quá đỗi ngọt ngào tha thiết, khiến ta
không còn phân biệt được đâu là chất thơ của cảnh, đâu là hoài ức và kỉ niệm, đâu là những cảm
giác, những ấn tượng trong trẻo của một tâm hồn...
+ Ngồi trên thuyền, chiêm ngưỡng sông Đà “như một tình nhân chưa quen biết”. Với những câu văn
sử dụng hầu hết là thanh B, với nhịp điệu hết sức chậm rãi, êm ả, thư thái lạ lùng, tác giả đã nhẹ đưa
nét bút trên tấm lụa ngôn từ có độ loang mờ kì ảo để truyền cho người đọc những dư vị ngọt ngào và
nỗi xúc động thầm kín. Nào là biện pháp dùng động để tả tĩnh (hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp
mắt, thuyền trôi, tiếng còi sương...), đặc tả cái thanh tịnh tuyệt cùng của bờ bãi sông Đà. Nào là
những hình ảnh đẹp, trong trẻo, thanh khiết, liên tưởng giàu chất thơ: Lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh
đồi núi ra những nõn búp, con nai thơ ngộ, áng cỏ sương, tất cả đều gợi vẻ tinh khôi, đọng hương
sữa ngào ngạt, non tơ. Tiếng còi sương là âm thanh trong tâm tưởng, dội về từ quá khứ, một chi tiết độc đáo, diễn tả sâu sắc cái yên lặng khôn cùng của bờ sông, tĩnh đến mức người và vật giao cảm để
lặng tìm âm thanh tự tâm hồn, tự thời gian thăm thẳm.
+ Bờ sông: Bờ sông đâu phải lúc nào cũng dựng vách thành mà nhiều quãng sông “bờ sông hoang
dại như thời tiền sử, bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích”, “cảnh ven sông ở đây lặng lẽ như tờ,
hình như đời Lí đời Trần đời Lê quãng sông này cũng lặng tờ thế thôi”. ...thời gian không xác định,
không cụ thể nhưng giàu sức gợi, gợi về quá khứ, gợi trăm năm cổ tích, khơi lại những trầm tích tâm
hồn người Việt trong những trang viết cổ sơ. Lấy những giá trị văn hóa truyền thống để so sánh là
một cách để Nguyễn Tuân vĩnh viễn hóa cái đẹp của bờ bãi sông Đà.
- Trên bãi sông sự sống dâng tràn “cỏ gianh đầu núi đang ra nõn búp”, “nương ngô nhú mấy lá ngô
non đầu mùa”, “một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương”- Sông Đà không chỉ có vẻ đẹp
trữ tình của hình dáng, màu sắc mà còn có vẻ đẹp trữ tình của sức sống êm đềm sinh sôi. Đối với
Nguyễn Tuân sông Đà là một cố nhân và sẽ càng đẹp hơn trong khúc hát xây dựng tương lai.

- Để xây dựng hình tượng con sông Đà như một sinh thể có số phận, nhà văn đã huy động tổng hợp
nhiều thủ pháp nghệ thuật: nghệ thuật tả thực và lãng mạn, sự phối hợp nhiều thủ pháp của hội họa,
của điện ảnh, nghệ thuật sử dụng ngôn từ một cách đa dạng sáng tạo, nhờ thế vẻ đẹp và đặc tính của
dòng sông được hiện lên rất đa diện. Xây dựng hình tượng con sông Đà nhà văn vừa để chứng minh
tài nghệ của người lái đò sông Đà vừa để người đọc thấy răng, sông Đà là một con sông đặc biệt đầy
triển vọng trong khúc hát xây dựng tương lai.
- Ngòi bút tài hoa và biến hóa của Nguyễn Tuân đã thổi linh hồn cho Sông Đà, để vật thể vô tri hiện
lên với những tính cách đối nghịch mà thống nhất. Từ đó, nét tài hoa, uyên bác trong nhìn nhận,
khám phá, miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Tuân được thể hiện một cách đầy thuyết phục.

Tin liên quan