MÙA XUÂN NHO NHỎ - BÀI SOẠN VĂN NGẮN GỌN, ĐẦY ĐỦ NHẤT

Ngày 04/01/2021 09:06:43, lượt xem: 3556

MÙA XUÂN NHO NHỎ - BÀI SOẠN VĂN NGẮN GỌN, ĐẦY ĐỦ NHẤT

Để đạt được hiệu quả cao trong học tập thì việc quan trọng của mỗi học sinh chính là chuẩn bị bài ở nhà. Cũng như tất cả các môn học khác để có thể học tốt môn Ngữ Văn thì các em phải soạn văn trước khi đến lớp. Bài soạn văn chính là yếu tố quan trọng để khẳng định sự hiểu bài, chăm chỉ, siêng năng của từng học sinh. Vì vậy, Học văn chị Hiên sẽ chia sẻ tới các em bài soạn văn tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ " của Thanh Hải trong chương trình Ngữ văn học kì 2 lớp 9 nhé!

MÙA XUÂN NHO NHỎ 

(Thanh Hải) 

“Một mùa xuân nho nhỏ 

Lặng lẽ dâng cho đời 

Dù là tuổi hai mươi 

Dù là khi tóc bạc.” 

Thanh Hải

Câu 1: Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài. Từ việc nhận ra  mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ. 

Mạch cảm xúc của bài thơ: Từ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên  nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến "mùa xuân nho  nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung. 

Bố cục trong bài: 

  • Phần một (hai khổ thơ đầu): vẻ đẹp của mùa xuân đất trời. 
  • Phần hai (hai khổ tiếp theo): vẻ đẹp của mùa xuân đất nước. 
  • Phần ba (hai khổ tiếp theo): mùa xuân của lòng người (ước nguyện của tác  giả). 
  • Phần cuối (khổ cuối): Tình yêu xứ Huế.

Câu 2: Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những  hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu? 

Khổ thơ đầu với sáu dòng thơ đã mở ra khung cảnh mùa xuân thiên nhiên tươi  đẹp

 

Soạn văn "Sang thu"

Hình ảnh chọn lọc: 

  • Dòng sông  
  • Bông hoa  
  • Những giọt long lanh rơi 

Màu sắc tươi tắn: 

  • Sắc xanh của dòng sông 
  • Tím biếc của hoa xuân 
  • Màu trắng tinh khôi của những giọt sương long lanh. 

Âm thanh rộn rã: 

  • Tiếng chim hót thánh thót cao vút như lên tận trời xanh của con chim chiền  chiện. 

Cảm xúc của tác giả:Trong lòng tác giả rạo rực một niềm ngất ngây say mê. Thanh Hải như đang  mở cả lòng mình để đón chào mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước ngày càng tươi  đẹp phía trước.

Câu 3: Phân tích đoạn thơ “Ta làm con chim hót... Dù là khi tóc bạc”. Đoạn thơ ấy  gợi cho em những cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người? 

"Ta làm con chim hót 

Ta làm một nhành hoa 

Ta nhập vào hoà ca 

Một nốt trầm xao xuyến. 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời 

Dù là tuổi hai mươi 

Dù là khi tóc bạc." 

Khổ 4: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện đem đến niềm vui cho đời 

Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của  nhà thơ: 

  • Muốn làm con chim hót: góp tiếng hót cho cuộc đời 
  • Muốn làm một cành hoa: góp chút sắc hương cho cuộc sống 

Soạn văn "Viếng lăng Bác"

⇨ Ước mong giản dị, đơn sơ để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân muôn hương  muôn sắc của đất nước. 

  • “Một nốt trầm” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập”  vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. 

Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ  mà còn là khát vọng chung của nhiều người. 

⇨ Khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp,  dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, nguyện hi vinh cho sự phồn vinh của đất nước. 

Khổ 5: Ước nguyện cống hiến chân thành không kể tuổi tác 

Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến 

⇨ Tác giả muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất  nước. 

Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống  cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc. 

⇨ Lẽ sống cống hiến lặng lẽ, khiêm tốn của nhà thơ, âm thầm lặng lẽ hiến dâng,  chẳng phô trương, không cần ai biết đến. 

"Dù là tuổi hai mươi 

Dù là khi tóc bạc." 

Điệp ngữ “dù là”: thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc": âm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già. 

Lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi  già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn  của quê hương đất nước. 

Câu 4: Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Những  yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ, ... đã được sử dụng như thế nào để tạo được nhạc điệu ấy? 

  • Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, gần với dân ca, gieo vần liền tạo sự liền  mạch cho cảm xúc. 
  • Sự hài hòa giữa hình ảnh tự nhiên, giản dị với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu  trưng. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ,  điệp ngữ. 
  • Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân.

Câu 5: Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ? 

Ý nghĩa nhan đề: "Mùa xuân nho nhỏ" là một nhan đề hay, một ẩn dụ đầy sáng tạo,  giàu ý nghĩa đã góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm - ước nguyện chân  thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời. Đó là đem tất cả những gì tốt đẹp  nhất, tinh túy nhất – dù bé nhỏ - của mình để hòa vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của  đất nước. 

Chủ đề: niềm say mê trước mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời thể hiện khát  vọng được cống hiến hết mình để làm đẹp cho mùa xuân của đất nước của tác giả. 

Mong rằng bài soạn văn "Mùa xuân nho nhỏ" trên đây sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong quá trình học tập và đạt thành tích cao nhé.

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Chúc các bạn nhỏ luôn học tốt!

Học văn chị Hiên - Hơn cả một bài văn

Tin liên quan