VIẾNG LĂNG BÁC - SOẠN VĂN ĐẦY ĐỦ, NGẮN GỌN NHẤT
Để đạt được hiệu quả cao trong học tập thì việc quan trọng của mỗi học sinh chính là chuẩn bị bài ở nhà. Cũng như tất cả các môn học khác để có thể học tốt môn Ngữ Văn thì các em phải soạn văn trước khi đến lớp. Bài soạn văn chính là yếu tố quan trọng để khẳng định sự hiểu bài, chăm chỉ, siêng năng của từng học sinh. Vì vậy, Học văn chị Hiên sẽ chia sẻ tới các em bài soạn văn tác phẩm "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương trong chương trình Ngữ văn học kì 2 lớp 9 nhé!
VIẾNG LĂNG BÁC
(Viễn Phương)
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Viễn Phương
|
Câu 1: Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài.
Cả bài thơ chứa đựng trong đó là nỗi niềm đau xót, là sự xúc cảm chân thành, thiêng liêng dành cho vị Cha già của dân tộc của một người con nơi phương xa được trở về thăm.
Trình tự biểu hiện của bài thơ theo trình tự của cuộc vào lăng viếng Bác:
- Đầu tiên là cảnh ở bên ngoài lăng với hình ảnh đậm nét nhất là hàng tre trong sương sớm.
- Tiếp đến gần hơn là hình ảnh đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác.
- Tiếp theo là cảm xúc và những suy ngẫm của tác giả khi đã bước vào ở trong lăng được ngắm nhìn Bác.
- Cuối cùng là niềm mong ước tha thiết của tác giả muốn ở bên Bác mãi mãi khi cuộc thăm lăng kết thúc, khi sắp trở về quê hương.
Câu 2: Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh của cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?
- Hình ảnh đầu tiên quanh lăng Bác là hình ảnh hang tre, biểu tượng của dân tộc với sức mạnh bền bỉ, kiên cường, bất khuất.
- Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu. Việc lặp lại như vậy tạo cho bài thơ có được kết cấu đầu cuối tương xứng gây ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Soạn văn "Nói với con"
Câu 3: Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2, 3, 4? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này.
Tình cảm nhà thơ và mọi người với Bác qua khổ thơ 2, 3, 4:
- Sự tôn kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác đã được thể hiện qua phép ẩn dụ đặc sắc: " mặt trời đi qua trong lăng" => Đó là mặt trời của tự nhiên, mặt trời cung cấp ánh sáng duy trì sự sống cho con người. Đó cũng chính là hình ảnh ẩn dụ cho người Bác vĩ đại, đem lại ánh sáng cho cả dân tộc Việt Nam.
- Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ”: Lòng thành kính của người viếng lăng
- Hình ảnh: “Vầng trăng sáng dịu hiền” gợi nhớ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
- Hình ảnh: “Trời xanh là mãi mãi”: Bác ra đi nhưng vẫn còn mãi với quê hương đất nước, như trời xanh còn mãi. Nhà thơ dùng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói ở trong tim”, nhà thơ như nghe thấy nỗi đau cứ nhức nhối như cắt cứa trong tim mình.
=> Cảm xúc trong lăng của nhà thơ với Bác thành kính mà xúc động.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: cảm xúc trực tiếp lưu luyến không muốn rời xa
Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm”: niềm dâng hiến tha thiết, mãnh liệt, muốn làm một điều gì đó vì Bác. Đó là những cảm xúc thành kính, sâu sắc mà tác giả dành cho Bác.
Câu 4: Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ.
- Bài thơ có một giọng điệu thành kính trang nghiêm. Giọng điệu ấy hợp thành bởi nhiều yếu tố' từ thể thơ, nhịp điệu đến từ ngữ và hình ảnh của bài thơ.
- Về thể thơ và nhịp điệu, nhà thơ sử dụng thể tự do có dòng bảy chữ, nhưng cũng có những dòng tám, chín chữ với nhịp chậm nhiều dòng ít ngắt nhịp lại gieo vần liền. Bởi thế mà giọng thơ thiết tha, trầm lắng, trang nghiêm thành kính.
- Về từ ngữ và hình ảnh, nhà thơ sử dụng từ ngữ xưng hô tôn kính (Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác), với các hình ảnh ẩn dụ vĩnh hằng kì vĩ lớn lao biểu hiện lòng tôn kính chân thành của mình (Mặt trời trong lăng rất đỏ, vầng trăng sáng dịu hiền, kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân, trời xanh...).
Soạn văn "Mây và sóng"
Giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật rất phù hợp với nhau đều thể hiện sự trang nghiêm sâu lắng, niềm xót xa tự hào và sự đau đớn xót xa của tác giả khi đứng trước Lăng Bác.
Mong rằng bài soạn văn "Viếng lăng Bác" trên đây sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong quá trình học tập và đạt thành tích cao nhé.
Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH
Fanpage: Học văn chị Hiên
Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube
IG: Học văn chị Hiên
Tiktok: Học văn chị Hiên
Chúc các bạn nhỏ luôn học tốt!
Học văn chị Hiên - Hơn cả một bài văn