Đăng Ký Học
Ngày 25/12/2024 11:06:06, lượt xem: 70
ĐỌC THÊM: CẮT NGHĨA NHỮNG NHẬN ĐỊNH THƯỜNG GẶP TRONG BÀI THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
ĐƠN VỊ KIẾN THỨC | KHÁI NIỆM | ĐẶC ĐIỂM, TÁC DỤNG | VÍ DỤ |
Sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn | Trong lớp từ Hán Việt, nhiều từ có những yếu tố đồng âm hoặc gần âm. Các yếu tố này có nghĩa khác nhau, do đó cần lưu ý để tránh nhầm lẫn khi sử dụng. | - Các yếu tố đồng âm (phát âm giống nhau) nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. - Các yếu tố gần âm (phát âm gần giống nhau) nhưng nghĩa khác nhau. |
- bảo: chăm sóc, giữ gìn (bảo vệ, bảo dưỡng, bảo tàng) khác với bảo: quý (bảo vật, bảo kiếm, quốc bảo...). - ai: bụi bặm (trần ai) khác với ai: buồn (bi ai, ai điếu...). - tri: biết (tri thức) khác với trí: khả năng nhận thức, hiểu biết (trí thức). - mại trong thương mại khác với mãi trong hậu mãi. |
Điển tích, điển cố | - Điển tích: là câu chuyện trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong văn bản của các tác giả đời sau. - Điển cố: là sự việc hay câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại trong văn bản của các tác giả đời sau. |
Tác dụng: - Làm cho cách diễn đạt trở nên hàm súc, uyên bác, trang nhã - Giúp câu thơ, câu văn giàu sức biểu hiện, gián tiếp bộc lộ thái độ, cảm xúc của tác giả, đem lại hứng thú cho người đọc. |
Điển tích điển cố trong câu nói của Vũ Nương trước khi tự vẫn: “vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ”: - Ngọc Mị Nương: theo tích ngọc trai giếng nước trong truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thuỷ, ý nói đến chất vẫn giữ lòng trong sáng. - Cỏ Ngu mĩ: điển tích về nàng Ngu Cơ, vợ Hạng Vũ. Khi Hạng Vũ thua trận, thế cùng, chạy đến Cai Hạ, Ngu Cơ rút gươm tự vẫn; tục truyền hồn nàng nhập vào cỏ cây bên bờ sông Ô thành cỏ Ngu mĩ nhân, thứ cỏ này khi thấy người ta xướng lên khúc Ngu mĩ nhân, kể chuyện Hạng Vũ – Ngu Cơ thì cành lá đều rung rinh, có vẻ như cảm động. ⇒ Hai điển tích đều nói đến những điều linh thiêng, kì lạ của người đàn bà sau khi chết: chết mà vẫn chứng tỏ được sự trong trắng, thuỷ chung. - Tác dụng: Nhắc đến 2 điển tích này trong lời than trước khi tự vẫn, Vũ Nương muốn sau khi mình ra đi, người đời không hoài nghi về phẩm giá của mình. |
Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của một số tổ chức quốc tế | - UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc. Đây là tổ chức quốc tế. - VOV: Đài Tiếng nói Việt Nam. … |
Trong khi tạo lập văn bản, chúng ta có thể sử dụng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế để làm cho văn bản ngắn gọn hơn. | |
Câu rút gọn | - Là kiểu câu phá vỡ cấu trúc câu thông thường. - Có thành phần câu (thường là thành phần chính) bị tỉnh lược. |
- Đặc điểm: Những thành phần bị tỉnh lược có thể khôi phục được, các đối tượng giao tiếp đều ngầm hiểu nội dung bị tỉnh lược. Câu có chủ ngữ hoặc vị ngữ bị tỉnh lược. Câu tỉnh lược cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ, chỉ giữ lại thành phần cung cấp thông tin cần thiết, cốt lõi trong 1 ngữ cảnh giao tiếp cụ thể: trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ. - Tác dụng: lược bỏ thông tin đã biết hoặc bị coi là lặp, thừa. thể hiện dụng ý không muốn nêu rõ sự vật, sự việc nào đó trong câu. |
Câu “Đúng là từ miệng nàng nói ra nhé!” trong lời nói của Rô-mê-ô với Giu-li-ét là câu rút gọn, tỉnh lược chủ ngữ. → Tác dụng: dồn nén các thông tin trong 1 câu, tạo mối liên kết giữa câu nói của Rô-mê-ô với những câu mà Giu-li-ét đã nói trước đó, làm tăng tính khẩu ngữ, tính tự nhiên cho câu nói. |
Câu đặc biệt | - Câu được cấu tạo bởi một từ hoặc một cụm từ, không cấu tạo theo mô hình câu 2 thành phần. - Không có cơ sở để khôi phục thành câu đầy đủ. |
Tác dụng: - để gọi - đáp - nhấn mạnh cảm xúc - liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng - xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc. |
Câu đặc biệt: “Rầm rầm.” Tác dụng: mô tả âm thanh, thông báo về trận mưa. |
Biện pháp tu từ chơi chữ | Sử dụng âm thanh, từ ngữ để tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị. | - Dựa trên hiện tượng đồng âm, lối nói gần âm, cách điệp âm, lối nói lái, lối tách từ. - Thường được sử dụng trong sáng tác văn chương (thơ văn trào phúng) và trong cuộc sống hàng ngày. - Làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản |
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” (Bà Huyện Thanh Quan, “Qua Đèo Ngang”) - Biện pháp tu từ chơi chữ: hiện tượng đồng âm “quốc quốc” - “nước” (chim cuốc) hiện tượng gần âm “gia gia” - “nhà” (chim đa đa) - Tác dụng: tạo sự bất ngờ, độc đáo, thú vị, nhấn mạnh hơn vào nỗi nhớ nước thương nhà của người viết. |
Biện pháp điệp thanh, điệp vần | - Điệp thanh: Lặp lại thanh điệu (thường là thanh bằng hoặc thanh trắc) - Điệp vần: Lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhau |
- Tác dụng của biện pháp điệp thanh: Tạo nên nhạc tính, tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho văn bản. - Tác dụng của biện pháp điệp vần: tăng sức biểu cảm và nhạc tính cho văn bản. |
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi…” (Xuân Diệu, “Nhị hồ”) - Biện pháp điệp thanh: 2 dòng thơ sử dụng toàn thanh bằng. - Biện pháp điệp vần: sự lặp lại các âm tiết có vần “ương” (sương - nương - tương), “ưng” (ngừng - lưng), “ơi” (trời - chơi - vơi). - Tác dụng: biện pháp điệp thanh và điệp vần góp phần quan trọng làm nên nhạc tính cho hai dòng thơ, đồng thời gợi cho người đọc hình dung về một không gian đầy chất thơ, không gian cảm xúc của con người. |
Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp | - Dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên văn lời nói hoặc ý nghĩ của ai đó/ nhân vật nào đó. - Dẫn gián tiếp: thuật lại lời nói hoặc ý nghĩa của ai đó/ nhân vật nào đó theo cách diễn đạt của mình. |
- Dấu hiệu của cách dẫn trực tiếp: phần dẫn trực tiếp thường được đặt sau dấu hai chấm và đặt trong dấu ngoặc kép. phần dẫn trực tiếp được đặt sau dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng. - Dấu hiệu của cách dẫn gián tiếp: dùng kèm với các từ “rằng”, “là”... không đặt trong dấu ngoặc kép. |
- Lời nói của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”. - Tác giả Nguyễn Dữ đã sử dụng cách dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật Vũ Nương bằng cách dùng dấu hai chấm và dấu gạch đầu dòng. - Tác dụng của lời dẫn: giúp dẫn lại nguyên văn lời nói của nhân vật Vũ Nương đối với nhân vật Trương Sinh (phần nào thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật). |
Một số lưu ý về tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn | - Đạo văn là hành vi sao chép lời nói, ý tưởng, quan điểm… của người khác và coi nó như là của riêng mình. → vi phạm đạo đức trong học tập, nghiên cứu. | - Để tránh lỗi đạo văn, chúng ta cần làm gì? → trích dẫn chính xác và đúng quy định. - Phần trích dẫn bao gồm: Ý trích dẫn (lời nói, ý tưởng, quan điểm,...) Tác giả Tên tác phẩm/ công trình Nhà xuất bản Nơi xuất bản Năm xuất bản |
- Phần dẫn nguồn: In trong Đa-ghe-xtan của tôi, Phan Hồng Giang dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016 - Những yếu tố có trong phần dẫn nguồn: Tên tác phẩm: Đa-ghe-xtan của tôi Dịch giả: Phan Hồng Giang dịch Nhà xuất bản: NXB Kim Đồng Nơi xuất bản: Hà Nội Năm xuất bản: 2016 |
Một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm, chữ quốc ngữ | - Chữ Nôm: chất liệu chữ Hán kết hợp với âm đọc Hán Việt. - Chữ Quốc ngữ: chất liệu là chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. |
- Chữ Nôm: Đặc điểm: Hình thành vào khoảng thế kỉ VIII - IX. Phát triển, hoàn thiện khoảng thế kỉ XIII. Vai trò: Thành quả văn hoá lớn lao, thể hiện ý thức độc lập, tự chủ, là phương tiện sáng tạo nên nền văn học chữ Nôm đặc sắc. - Chữ quốc ngữ: Đặc điểm: Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVII, tiếp tục cải tiến, hoàn thiện trong vòng 2 thế kỉ tiếp theo. Vai trò: Vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, làm nên một nền văn học phong phú. |
|
Phương tiện phi ngôn ngữ | Hình thức: hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị… | Vai trò: - trình bày thông tin một cách trực quan, làm nổi bật những thông tin quan trọng - trong một số trường hợp, cung cấp thêm thông tin về đối tượng mà phương tiện ngôn ngữ chưa cung cấp |
ĐỌC THÊM: CÔNG THỨC TRIỂN KHAI PHẦN LUẬN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÁC PHẨM CHI TIẾT NHẤT
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
- Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
- Khóa học Văn vip lớp 9 - 2k10
- Khóa học Phương pháp và luyện đề lớp 9
Tin liên quan