CÔNG THỨC CHUYỂN ĐOẠN ÁP DỤNG CHO BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM THƠ HAY NHẤT

Ngày 20/09/2024 11:11:30, lượt xem: 52

1. Công thức 1: 

Nếu như trong những câu thơ trước, tác giả tập trung thể hiện (Nội dung) thì ở những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã dùng bút lực của mình để làm nổi bật (nội dung của các câu thơ)

Ví dụ: 
Nếu như trong những câu thơ trước, tác giả tập trung thể hiện hình ảnh quê hương trong nỗi nhớ của mình thì ở những câu thơ tiếp theo, Tế Hanh đã tập trung bút lực để làm nổi bật cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá: 
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió …”

 

2. Công thức 2: 

Bằng những rung cảm mạnh mẽ trước cuộc sống, nhà thơ A đã thể hiện thành công (nội dung của các câu thơ) 

Ví dụ: 
Bằng những rung cảm mạnh mẽ trước cuộc sống, nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện thành công bức tranh mùa xuân Việt Bắc căng tràn sức sống: 
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”


3. Công thức 3: 

“Thơ là tiếng lòng, là sự chín đỏ của cảm xúc” (Xuân Diệu). Nhà thơ làm thơ để giãi bày tình cảm, để thổ lộ nỗi lòng của chính mình. Và ở (số lượng câu thơ cần phân tích) câu thơ tiếp theo của (thi phẩm A), bạn đọc đã có dịp cảm nhận được tiếng lòng (cảm xúc chủ đạo trong khổ thơ muốn phân tích)

Ví dụ: 
    “Thơ là tiếng lòng, là sự chín đỏ của cảm xúc” (Xuân Diệu). Nhà thơ làm thơ để giãi bày tình cảm, để thổ lộ nỗi lòng của chính mình. Và ở bốn câu thơ tiếp theo trong thi phẩm “Bếp lửa”, bạn đọc đã có dịp cảm nhận tiếng lòng thiết tha, niềm biết ơn sâu sắc của nhà thơ Bằng Việt hướng về bà của mình:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”


4. Công thức 4: (Áp dụng phân tích khổ thơ cuối) 

Càng về những dòng thơ cuối, cảm xúc của nhà thơ như được cất lên mạnh mẽ và thể hiện trọn vẹn (nội dung các dòng thơ).

Ví dụ: 
Càng về những dòng thơ cuối, cảm xúc của nhà thơ như được cất lên mạnh mẽ và thể hiện trọn vẹn niềm thương xót của mình dành cho người mẹ mái tóc đã bạc đi vì nắng mưa cuộc đời: 
“Con nâng trên tay
Không cầm được lệ 
Ngẩng đầu hỏi trời
-Sao mẹ ta già?
Không một lời đáp
Mây bay về trời.”

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9

Tin liên quan