BỘ MỞ - KẾT BÀI CHO CÁC HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CHỦ ĐẠO THƯỜNG GẶP TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS

Ngày 26/11/2024 09:11:47, lượt xem: 36

I. Hình tượng người phụ nữ 

1. Mở bài

Người phụ nữ là hình tượng quen thuộc trong văn học. Họ hiện lên với muôn vàn dáng hình, tính cách, có thể là một người mẹ yêu con, một người vợ nhất mực vì gia đình, một thiếu nữ tài hoa mà bạc mệnh,... Nhưng ở họ tập trung và ngời sáng những phẩm chất tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đến nhân vật A trong tác phẩm B với phẩm chất và số phận C.

VD: Người phụ nữ là hình tượng quen thuộc trong văn học. Họ hiện lên với muôn vàn dáng hình, tính cách. Có thể là một người mẹ yêu con, một người vợ nhất mực vì gia đình, một thiếu nữ tài hoa mà bạc mệnh,... Nhưng ở họ tập trung và ngời sáng những phẩm chất tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đến Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” với tấm lòng chung thủy, hiếu thuận, đức độ nhưng lại phải chịu số phận oan uổng.

 

2. Kết bài

Có lẽ, khi viết về những người phụ nữ, bất cứ tác giả nào cũng gửi gắm vào đó tình yêu thương, sự trân trọng và nâng niu. Nhờ có yêu thương, trân trọng, nâng niu mà phát hiện ra số phận, ra phẩm chất của người phụ nữ. Bởi vậy, thông qua cái nhìn nhân đạo của người cầm bút, nhân vật A đã sống mãi trong lòng độc giả muôn đời như một mẫu mực của người phụ nữ Việt.

VD: Có lẽ, khi viết về những người phụ nữ, bất cứ tác giả nào cũng gửi gắm vào đó tình yêu thương, sự trân trọng và nâng niu. Nhờ có yêu thương, trân trọng, nâng niu mà phát hiện ra số phận, ra phẩm chất của người phụ nữ. Bởi vậy, thông qua cái nhìn nhân đạo của người cầm bút, Vũ Nương đã sống mãi trong lòng độc giả muôn đời như một mẫu mực của người phụ nữ Việt.

 

ĐỌC THÊM: MỞ BÀI HAY NHẤT CHO DẠNG ĐỀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT - LỚP 9

 

II. Hình tượng người nông dân

1. Mở bài

Viết về người nông dân, mỗi nhà văn có một tâm niệm riêng. Họ dùng ngòi bút của mình để viết và viết rất thật về số phận và phẩm chất của những con người bình dị ấy. Với nhà văn A, nhân vật B hiện lên với đặc điểm C.

VD: Viết về người nông dân, mỗi nhà văn có một tâm niệm riêng. Họ dùng ngòi bút của mình để viết và viết rất thật về số phận và phẩm chất của những con người bình dị ấy. Với Nam Cao, lão Hạc hiện lên với số phận đơn côi, đau đớn nhưng lại là một người nông dân bình dị, yêu thương con hết mực.

 

2. Kết bài

Nhà văn phải là người dùng ngòi bút của mình để làm kẻ “nâng giấc cho những người bị cùng đường tuyệt lộ” (Nguyễn Minh Châu). Khi viết về người nông dân, dù kết cục thế nào, mỗi nhà văn đều gửi vào đó những khát vọng sâu sắc, âm ỉ: khát vọng cho nhân vật của mình, cho người nông dân được có một cuộc sống tốt hơn. Bằng việc xây dựng nhân vật A, nhà văn B đã làm được trọn vẹn điều ấy.

VD: Nhà văn phải là người dùng ngòi bút của mình để làm kẻ “nâng giấc cho những người bị cùng đường tuyệt lộ” (Nguyễn Minh Châu). Khi viết về người nông dân, dù kết cục thế nào, mỗi nhà văn đều gửi vào đó những khát vọng sâu sắc, âm ỉ: khát vọng cho nhân vật của mình, cho người nông dân được có một cuộc sống tốt hơn. Bằng việc xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã làm được trọn vẹn điều ấy.

 

ĐỌC THÊM: BỘ KẾT BÀI VẠN NĂNG CHO DẠNG ĐỀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT - LỚP 9

 

III. Hình tượng người mẹ

1. Mở bài

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

(Chế Lan Viên)

Tình mẹ bao la, sâu nặng từ lâu đã trở thành nguồn đề tài sáng tác cho biết bao người nghệ sĩ. Viết về mẹ là viết về người phụ nữ bình dị nhưng vĩ đại của cuộc đời mỗi người con. Đến với tác phẩm A của tác giả B, bạn đọc một lần nữa bắt gặp hình ảnh người mẹ như thế - một người mẹ + đặc điểm của hình tượng người mẹ trong tác phẩm (vấn đề nghị luận)...

VD: 

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

(Chế Lan Viên)

Tình mẹ bao la, sâu nặng từ lâu đã trở thành nguồn đề tài sáng tác cho biết bao người nghệ sĩ. Viết về mẹ là viết về người phụ nữ bình dị nhưng vĩ đại của cuộc đời mỗi người con. Đến với thi phẩm “Chỉ có thể là mẹ” của tác giả Đặng Minh Mai, bạn đọc một lần nữa bắt gặp hình ảnh người mẹ như thế - một người mẹ tảo tần, vất vả nhưng dành trọn tình yêu thương cho con.

 

2. Kết bài

Như vậy, bằng + đặc sắc nghệ thuật, tác giả B đã khắc hoạ thành công hình ảnh người mẹ + đặc điểm nổi bật của hình tượng người mẹ + qua tác phẩm A. Tiếng thơ/trang văn ấy sẽ luôn ghi dấu trong lòng bạn đọc niềm xúc động, niềm biết ơn sâu sắc đối với đấng sinh thành. Và văn chương nghệ thuật vì thế mà sẽ luôn lấp lánh những giá trị nhân văn bất hủ.

VD: Như vậy, bằng thể thơ song thất lục bát nhịp nhàng, da diết, tác giả Đặng Minh Mai đã khắc hoạ thành công hình ảnh người mẹ chịu thương, chịu khó và rất mực thương con qua thi phẩm “Chỉ có thể là mẹ”. Tiếng thơ ấy sẽ luôn ghi dấu trong lòng bạn đọc niềm xúc động, niềm biết ơn sâu sắc đối với đấng sinh thành. Và văn chương nghệ thuật vì thế mà sẽ luôn lấp lánh những giá trị nhân văn bất hủ.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
Khóa học Văn vip lớp 9 - 2k10

Tin liên quan