Đăng Ký Học
Ngày 01/11/2024 17:54:33, lượt xem: 1149
1. Cách 1
“Văn học là nhân học”, vậy nên, bằng đứa con tinh thần của mình, nhà văn A đã đem đến một bài học sâu sắc về cuộc sống. Nhân vật B vì thế mà sẽ luôn sống mãi trong lòng người đọc như một nhân chứng về vấn đề C.
Ví dụ: “Văn học là nhân học”, vậy nên, bằng đứa con tinh thần của mình, tác giả Nguyễn Dữ đã đem đến một bài học sâu sắc, một cái nhìn nhân đạo về cuộc sống. Vũ Nương vì thế mà sẽ luôn sống mãi trong lòng người đọc như một nhân chứng cho những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, dẫu tốt đẹp nhưng lại bị lễ giáo đẩy đến bước đường cùng.
2. Cách 2
“Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả con người và con đường đi của họ trong xã hội. Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề phải thông qua nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc. Một cuốn tiểu thuyết có viết được hay không là ở chỗ nó có tạo ra được nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được hay không” (Nguyễn Đình Thi). Có thể thấy, với nhân vật A, tác giả/ nhà văn B đã khẳng định được cả cái tâm và cái tài của người viết, để lại một nhân vật với vấn đề C in đậm trong lòng người đọc.
Ví dụ: “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả con người và con đường đi của học trong xã hội. Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề phải thông qua nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc. Một cuốn tiểu thuyết có viết được hay không là ở chỗ nó có tạo ra được nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được hay không” (Nguyễn Đình Thi). Có thể thấy, với Mị, nhà văn Tô Hoài đã khẳng định được cái tâm và cái tài của mình, để lại một nhân vật với sức sống tiềm tàng in đậm trong lòng người đọc.
ĐỌC THÊM: MỞ BÀI HAY NHẤT CHO DẠNG ĐỀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT - LỚP 9
3. Cách 3: Kết bài nâng cao
“Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng” (Hoài Thanh). Nhân vật chính là cái thể hiện rõ nhất “hình sắc riêng” của thế giới trong mắt nhà văn, là kết tinh giữa cái nhìn toàn diện về hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Nhà văn A đã chứng minh được điều đó thông qua nhân vật B, đem đến một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Còn việc của chúng ta là kéo dài sự sống cho cái “hình sắc riêng” độc đáo ấy, để nhân vật ấy được sống tiếp và tiếp tục nhiệm vụ cao cả của chính nó.
Ví dụ: “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng” (Hoài Thanh). Nhân vật chính là cái thể hiện rõ nhất “hình sắc riêng” của thế giới trong mắt nhà văn, là kết tinh giữa cái nhìn toàn diện về hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Nhà văn Nam Cao đã chứng minh được điều đó thông qua nhân vật Chí Phèo, đem đến một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Còn việc của chúng ta là kéo dài sự sống cho cái “hình sắc riêng” độc đáo ấy, để nhân vật được sống tiếp và tiếp tục nhiệm vụ cao cả của chính nó.
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
- Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
- Khóa học Văn vip lớp 9 - 2k10
Tin liên quan