KẾT BÀI DÀNH RIÊNG CHO CÁC HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG VĂN HỌC

Ngày 24/02/2023 10:04:43, lượt xem: 1023

Gửi tặng các bạn một số gợi ý kết bài cho các hình tượng nhân vật trong văn học. Các bạn lưu lại để tham khảo nhaaa

--------------------------

 

I. KẾT BÀI DÀNH RIÊNG CHO HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ

Hình tượng người phụ nữ đã trở thành nữ hoàng của văn học viết với vẻ đẹp toàn mĩ. Một Thúy Vân đoan trang phúc hậu, một Thúy Kiều sắc sảo mặn mà. Người phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc và tình yêu chân thành: “Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá bạc như vôi.” Dù ở thời nào người phụ nữ Việt Nam vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống: đằm thắm, dịu dàng, tha thiết thủy chung. Dù trong thời đại nào, thì người phụ nữ vẫn luôn làm tốt và khẳng định vai trò của mình, như Bác Hồ đã từng nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do Phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

 

II. KẾT BÀI DÀNH RIÊNG CHO HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH BỘ ĐỘI CỤ HỒ

Có thể nói văn học cách mạng đã tạo nên bức tượng đài hoàn chỉnh về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ với lý tưởng thiêng liêng cao cả “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. Ngày nay khi chiến tranh đã lùi xa, chúng ta không còn phải đối mặt với nhiệm vụ ấy nhưng cần phải đặt cho mình những lý tưởng sống cho đẹp để xứng đáng với những hi sinh, những cống hiến của các anh cho đất nước Việt Nam, sẵn sàng lắng nghe khi Tổ quốc gọi tên mình. Nghĩ về Anh - những con người sẵn sàng ngã xuống để đổi lấy sự bình yên cho đất nước, ta không thể không nhớ đến những vần thơ nồng nàn, tha thiết một niềm yêu Tổ Quốc, một thái độ trách nhiệm với non sông:

“Em ơi em, đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên đất nước muôn đời.”

 

III. KẾT BÀI DÀNH RIÊNG CHO HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LAO ĐỘNG MỚI

Có những con người “bình thường” mà vĩ đại, những con người không tuổi không tên trong cuộc sống đời thường nhưng lại là những con người đáng quý, đáng trân trọng. Họ đã âm thầm góp công sức của mình làm đẹp thêm cuộc sống. Họ là những con người đã cống hiến, tâm huyết hết mình để góp phần tạo nên những công trình có ý nghĩa to lớn với sự phát triển của đất nước cả thời chiến lẫn thời bình. Hình tượng người lao động trong văn đàn, thơ ca vẫn còn vang vọng mãi và sẽ không bị lu mờ trước quy luật băng hoại của thời gian.

 

IV. KẾT BÀI DÀNH RIÊNG CHO HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN

Nói về người nông dân, nhà thơ Trần Đăng Khoa có một nhận định khá thú vị: “Nông dân thời nào cũng rất khổ. Hình như họ sinh ra để khổ. Có cho sướng cũng không sướng được. Có phủ lên vai họ tấm áo bào lộng lẫy của vua thì họ cũng không thể thành được ông vua. Họ có sức chịu đựng gian khổ đến vô tận.” Có lẽ ta sẽ không thể cảm nhận trọn vẹn “niềm sầu buồn” hay “giọt nước mắt” đó nếu nhà văn/nhà thơ A không dùng ngòi bút của mình để in dấu tất cả qua hình tượng nhân vật B với đầy những áp bức, bóc lột và bất công. Nhưng vượt lên trên tất cả ta cảm nhận được vẻ đẹp sáng ngời ẩn sâu bên trong những người nông dân ấy, vẻ đẹp đó sẽ sống mãi với thời gian và trở thành biểu tượng của cả một thời đại.

 

ĐĂNG KÝ NGAY:
- 2K8 - KHOÁ HỌC KỸ NĂNG + LUYỆN ĐỀ: TẠI ĐÂY

- 2K8 - KHOÁ HỌC CẤP TỐC: TẠI ĐÂY 

- 2K8 - BỘ VIDEO KHOÁ HỌC BỒI DƯỠNG: TẠI ĐÂY

- 2K8 - KHOÁ HỌC LUYỆN ĐỀ: TẠI ĐÂY

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS
Youtube Học Văn Chị Hiên

Instagram Học Văn Chị Hiên
Tiktok Học Văn Chị Hiên

 

Tin liên quan