Đăng Ký Học
Ngày 09/01/2024 16:33:35, lượt xem: 1532
Quên là điều tất yếu khi chúng ta ghi nhớ, và biện pháp để giải quyết việc quên chỉ có thể là ôn tập. Thế nhưng ôn lại ở thời điểm nào với tần suất ra sao để đem lại hiệu quả tốt nhất? Nếu lịch ôn tập quá dày thì không đủ thời gian để ôn tập tất cả kiến thức. Nếu lịch ôn tập quá xa thì lại mất công ghi nhớ từ đầu. Vậy thì để Học Văn Chị Hiên mách em cách áp dụng phương pháp Spaced Repetition vào việc học Văn nhé.
Spaced Repetition là một phương pháp học hiệu quả dựa trên việc lên lịch nhắc nhở để ôn lại kiến thức theo khoảng thời gian ngày càng lớn. Điều này giúp chúng ta củng cố và duy trì thông tin trong bộ nhớ dài hạn. Việc xem lại tài liệu ở những khoảng thời gian cách nhau sẽ hiệu quả hơn là gom gọn nó thành một buổi học duy nhất.
1. Áp dụng Spaced Repetition vào học Văn
- Lên kế hoạch ôn tập:
Lên kế hoạch ôn tập với các chu kỳ ôn tập ngắn ban đầu và dần dần tăng lên (ví dụ: từ 1 ngày đến 4 ngày, rồi 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng,...)
- Chia nhỏ nội dung:
Phân chia mỗi phẩm văn học thành các đoạn nhỏ hoặc các ý quan trọng. Ở phần này, em có thể tạo thành các flashcards (thẻ mang thông tin giúp cho việc ghi nhớ) cho những khái niệm quan trọng mà em muốn ôn tập.
- Tích hợp flashcards trực tiếp với văn bản:
Khi học các tác phẩm, hãy tạo flashcards trực tiếp từ các đoạn văn quan trọng, câu hỏi tư duy, hoặc các ý chính hay những chi tiết (lưu ý tính liền mạch và chính xác của nội dung flashcards).
- Kết hợp hình ảnh trong việc ghi nhớ:
Sử dụng hình ảnh kết hợp trong flashcards để tăng cường ấn tượng và dễ nhớ.
2. Xác định chu kì ôn tập:
- Ban đầu:
Ôn tập hàng ngày để củng cố kiến thức mới. Ở thời gian đầu, em cần thường xuyên xem lại kiến thức, lặp lại với cường độ tốt nhất là 1 lần/ngày.
- Điều chỉnh chu trình ôn tập phù hợp:
Dựa trên hiệu suất ghi nhớ và tiếp thu của bản thân, em sẽ điều chỉnh và tăng khoảng thời gian giữa các lần ôn tập. Ví dụ: sau 1 ngày, 3 ngày, 1 tuần, 2 tuần, v.v.
THAM KHẢO KHÓA HỌC KĨ NĂNG LỚP 9 - BỨT PHÁ 9+ VĂN TRONG KÌ THI VÀO 10
3. Mục tiêu thực hiện ôn tập hiệu quả:
- Hiểu rõ nội dung:
Em cần hiểu rõ kiến thức của mỗi phần thay vì chỉ ghi nhớ sáo rỗng, như vậy thì việc ôn tập mới đạt hiệu quả cao nhất.
- Kiểm soát thời gian:
Chúng mình nên lập ra kế hoạch ôn tập mỗi ngày (Ví dụ: hôm nay ôn tập kiến thức tác phẩm này, ngày mai sẽ xem lại kiến thức phần Tiếng Việt kia,...) với một thời lượng nhất định để tránh quá tải.
- Thay đổi phương thức học:
Hãy sử dụng nhiều phương pháp học tập như đọc, viết, và thậm chí nghe để tăng cường sự hiểu biết và nhớ lâu dài.
4. Đánh giá và cập nhật thay đổi cách học
- Đánh giá hiệu quả:
Theo dõi tiến trình và điều chỉnh kế hoạch ôn tập dựa trên mức độ hiểu và ghi nhớ của em. (Ví dụ: khả năng ghi nhớ của em chậm hơn lịch trình thời gian đã đặt ra, hãy cân nhắc và tăng thêm thời gian ôn tập ở mức độ “thường xuyên” lên nha).
- Đổi mới nội dung:
Hãy thường xuyên cập nhật và thay đổi nội dung flashcards để duy trì sự hứng thú và thách thức với việc tăng thêm độ khó và số lượng kiến thức cần ghi nhớ.
Áp dụng Spaced Repetition vào việc học văn giúp tăng cường bộ nhớ và hiệu suất ôn tập. Quy trình này không chỉ giúp em học tốt hơn mà còn phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian và học tập hiệu quả.
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
- Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
- Khóa học kĩ năng - lớp 9
Tin liên quan