Đăng Ký Học
Ngày 13/04/2023 17:10:30, lượt xem: 39574
Gửi tặng em phần gợi ý và hướng dẫn liên hệ bài thơ "Đồng chí" - Chính Hữu với những tác phẩm khác. Hãy lưu lại để ôn tập thật tốt cho giai đoạn cuối nha
-----------------------------------
I. TÌNH ĐỒNG CHÍ ĐỒNG ĐỘI
* Nhớ- Hồng Nguyên
Những người đồng chí trong kháng chiến chống Pháp là những người lính phần lớn không được đào tạo một cách chính quy, không qua trường lớp và với mọi thành phần xuất thân – thể hiện tinh thần đoàn kết của cả một dân tộc luôn biết nắm chặt tay nhau để bảo vệ lãnh thổ, phong hóa, đời sống, số phận của chính mình. Những người chiến sĩ ấy xuất hiện một cách giản dị, đời thường, thậm chí đôi khi còn tội nghiệp nếu không chú ý đến phẩm chất anh hùng của họ:
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “một hai”
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài
(Nhớ – Hồng Nguyên)
* Tây Tiến- Quang Dũng
Những thử thách gian khổ của thời chiến đã làm cho những người lính ngày càng trở nên gần nhau hơn, và có một lúc nào họ chợt nhận ra, những người đồng đội khi ở bên nhau giống nhau từ hình thức đến nội tâm; sự khắc nghiệt của hoàn cảnh sống đôi khi đẩy người ta đến những tình huống không ngờ. Điều đó khiến chúng ta nhớ đến những câu thơ của Quang Dũng về đồng đội, mà ở đó, những trận sốt rét ác tính đã khiến cho các chiến sĩ của ta rụng hết những mái tóc xanh.
Nhưng có hề gì, họ vẫn hiên ngang khí phách, vẫn lãng mạn hào hoa, vẫn nghệ sĩ đa tình, vẫn vẹn nguyên sự nhạy cảm của tâm hồn xao xuyến khi nhớ về bóng dáng một người con gái: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/Quân xanh màu lá dữ oai hùm/Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
ĐỌC THÊM: NÓI VỚI CON VÀ NHỮNG TÁC PHẨM LIÊN HỆ
II. TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
* Hoan hô chiến sĩ Điện Biên- Tố Hữu
Những người lính ra đi vì lòng yêu nước đã làm nên lịch sử, trở thành những nhân vật chính của lịch sử thời đại cách mạng, bởi tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chung. Nhiều bài thơ, đoạn thơ miêu tả một cách sinh động, đau xót về tinh thần kiêu dũng ấy:
Gan không núng
Chí không mòn
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân nhắm mắt còn ôm
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
* Tiếng hát sang xuân- Tố Hữu
Cả dân tộc lại bước vào cuộc trường chinh mới. Và đây cũng chính là cuộc thử lửa vĩ đại nhất với chất vàng ròng của tình yêu đất nước. Cùng một lúc, nhiều thế hệ người Việt Nam lại “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”:
Lớp cha trước lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành
(Tiếng hát sang xuân – Tố Hữu)
* Bài ca xuân 68
Người lính Cụ Hồ lúc này xuất hiện không còn với vẻ đẹp chân chất, đôi khi còn lấm láp đất bùn, mà đã trở nên kỳ vĩ, thậm chí lộng lẫy, và càng tiến sâu vào trung tâm của lịch sử. Thật khó để quên được hình tượng anh giải phóng quân trong thơ Tố Hữu:
Lịch sử hôn anh chàng trai chân đất
Sống hiên ngang bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỷ XX
(Bài ca mùa xuân 1968)
* Gộp các bài thơ
Cũng như những người lính chống Pháp, thế hệ chống Mỹ đã khẳng định sự xuất hiện kịp thời với một thái độ lựa chọn quyết liệt và ý thức sâu sắc về sự lựa chọn ấy:
Khi anh hiểu nhân dân, nhân dân chia cắt
Yêu Tổ quốc mình, Tổ quốc chia đôi
Nỗi đau ấy góp đời mình để xóa
(Hữu Thỉnh)
Ta đi hôm nay đã không là sớm
Đất nước hành quân mấy chục năm rồi
Ta đến hôm nay cũng không là muộn
Đất nước còn đánh giặc chưa thôi
(Phạm Tiến Duật)
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
…nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc
(Thanh Thảo)
ĐĂNG KÍ NGAY: KHÓA HỌC CHẠY VĂN
III. GIAN KHỔ, HY SINH
* Tây Tiến- Quang Dũng
Bước tới chiến trường, hòa mình trong cuộc chiến đấu gian khổ và ác liệt, gương mặt tinh thần của những người lính nhanh chóng hiện diện trong thơ như một tiếng nói tự ý thức mạnh mẽ. Không chỉ tuyên ngôn về trách nhiệm, hành động trước lịch sử, những người lính còn tự bạch về bản thân, về đồng đội, về cuộc sống ở chiến trường... Đó là vẻ đẹp của sức chịu đựng gian khổ, hy sinh. Những câu thơ hào hoa của Quang Dũng viết về cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(Tây Tiến)
* Đất nước và người lính- Nguyễn Đức Mậu
Sự chịu đựng gian khổ, hy sinh của người lính xuất phát từ lòng yêu nước, những người lính chống Mỹ đã lý giải, cắt nghĩa mối quan hệ biện chứng ấy bằng cách nói đầy tính triết lý, từ chối hết ngôn từ, hình ảnh hoa mỹ:
Chúng tôi nói về lòng yêu nước
Bằng lưỡi xẻng moi hầm
Bằng khẩu súng cầm tay…
Chúng tôi nói về lòng dũng cảm
Bằng xác giặc ngổn ngang, khẩu súng đỏ nòng
Bằng áo nhuộm mưa dầm, thuốc đạn
(Nguyễn Đức Mậu)
ĐĂNG KÝ NGAY:
- 2K8 - KHOÁ HỌC KỸ NĂNG + LUYỆN ĐỀ: TẠI ĐÂY
- 2K8 - KHÓA HỌC ĐỌC : TẠI ĐÂY
- 2K8 - KHÓA HỌC CHẠY VĂN: TẠI ĐÂY
- 2K8 - KHOÁ HỌC CẤP TỐC: TẠI ĐÂY
- 2K8 - BỘ VIDEO KHOÁ HỌC BỒI DƯỠNG: TẠI ĐÂY
- 2K8 - KHOÁ HỌC LUYỆN ĐỀ: TẠI ĐÂY
- KHÓA HỌC NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHUYÊN: TẠI ĐÂY
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS
Youtube Học Văn Chị Hiên
Instagram Học Văn Chị Hiên
Tiktok Học Văn Chị Hiên
Tin liên quan