TỔNG HỢP NHẬN ĐỊNH, LIÊN HỆ MỞ RỘNG MỘT SỐ TÁC PHẨM

Ngày 04/07/2021 10:14:04, lượt xem: 76357

STT

Tác phẩm

Nhận định, liên hệ mở rộng

Tác giả

Tác phẩm

1

ĐỒNG CHÍ

-“Chính Hữu đã tạo cho mình một giọng thơ, một phong cách thơ riêng, chất giọng và phong cách đó không thể hoà lẫn vào bất kì một giọng thơ nào khác, kể cả những tác giả quân đội.

                              (Ngô Vĩnh Bình)

 

-“Cái tài và cái tình trong thơ Chính Hữu khiến những vần thơ đậm màu bộ đội và màu giai cấp vượt qua cả chiến tuyến.”

                                     (Thùy An)

 

-“Chính Hữu là một nhà thơ tài năng, có cảm hứng sáng tác độc đáo mà sâu sắc, chặt chẽ, cẩn thận trong từng con chữ, từng ý, từng vần. Ông sáng tác hơi ít nhưng lại tinh. Trong thơ ông có tư tưởng triết học mà không phải nhà thơ nào cũng có.”

                     (Nhà văn Hồ Phương)

-Liên hệ với cái lạnh của rừng hoang:

“Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế/Gíó qua rừng, Đèo Khế gió sang. 

                                        (Tố Hữu)

-Liên hệ tinh thần chiến đấu của người lính:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.”

                        (Nguyễn Đình Thi)

-Liên hệ với tình đồng chí, đồng đội:

“Ba thằng quặp chặt gió lùa vào đâu?/ Nửa đêm sương gội mái đầu/ Chòi cao phần phật mấy tàu lá khô.”

                                       (Lê Kim)

2

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

-“Thơ ông mang hơi thở của cả một thời đại nhưng bằng một khí phách ngang tàng, chất bụi bặm và kiêu bạc của người lính thời chống Mỹ. Thơ ông có sức mạnh của cả một binh đoàn trùng trùng ra trận.”

                           (Nguyễn Văn Thọ)

 

-“Sáng tác của Phạm Tiến Duật là “Một góc bảo tàng tươi sống về Trường Sơn thời chống Mỹ.”

                                (Đỗ Trung Lai)

 

-“Tôi gắn bó máu thịt với Trường Sơn và có thể nói Trường Sơn đã đẻ ra nhà thơ Phạm Tiến Duật. Trước đây, bây giờ và sau này nếu tôi viết được chút gì neo lại trong lòng bạn đọc chính là nhờ những năm tháng ở Trường Sơn.”

                            (Phạm Tiến Duật)

-“Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá/ Anh với tôi đôi người xa lạ/ Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau.”

                                 (Chính Hữu)

-“Đoàn giải phóng quân một lần ra đi/ Nào có sá chi đâu ngày trở về/Ra đi ra đi bảo tồn sông núi/Ra đi ra đi thà chết chớ lùi.”

                        (Phan Huỳnh Điểu)

-“Khi lên xe ta chưa quen nhau/Lúc xuống xe ta đã thành bè bạn.”

                          (Phạm Tiến Duật)

-“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai.”

                                       (Tố Hữu)

3

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

-“Huy Cận có năng lực cảm nhận cuộc sống thật đặc biệt, có thể nghe được từ những biểu hiện tinh vi của tạo vật đến những biến đổi lớn lao trong vũ trụ vô cùng vô tận. Đây là nhà thơ có “cái nghiêng tai kì diệu”.

                                     (Xuân Diệu)

 

-“Bài thơ của tôi là một cuộc chạy đua giữa con người và thiên nhiên, và con người đã chiến thắng. Tôi coi đây là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui.”

                                        (Huy Cận)

 

-“Con người sống trong xã hội và sống trong vũ trụ....là thành viên của vũ trụ. Đó là hai cực của cuộc sống, hai cực của tư tưởng, hai cực của nhà thơ”.

                                        (Huy Cận)

-Đoàn thuyền người dân chài lên đường trong cảnh bình minh đẹp nhất:

“Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng/ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.”

                                     (Tế Hanh)

-Vẻ đẹp khỏe khoắn của những con thuyền khi ra khơi:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang/ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..”

                                      (Tế Hanh)

-Sự trù phú, giàu đẹp của đất nước:

“Trời xanh đây là của chúng ta/Núi rừng đây là của chúng ta/ Những cánh đồng thơm ngát/ những ngả đường bát ngát/ Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”

4

KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ

-“Thơ Nguyễn Khoa Điềm là thứ thơ trữ tình thấm đẫm chất men say khát vọng và hành động. Một thứ thơ giàu chất sử thi của một thời.”

                               (Báo Đắk-nông)

 

-“Nguyễn Khoa Điềm nắm vững đặc trưng của thơ ca, bảo đảm cho tư duy thơ đông đặc và nhảy vọt, anh lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh hàm súc, triệt để khai thác “âm vang của khoảng cách trong thơ”, ngôn ngữ thơ tinh lọc để làm toát lên vẻ đẹp của hiện thực. Thi pháp thể hiện của nhà thơ đạt đến độ chín, mới tạo nên một không gian nghệ thuật xóa nhòa giữa ảo và thật, trầm tích những giá trị văn hóa ngàn đời của dân tộc…”

-Liên hệ mở rộng cho tình cảm thiêng liêng của người mẹ dành cho con:

“Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết những lời mẹ ru.”

                                (Nguyễn Duy)

-Liên hệ mở rộng cho tình yêu, niềm mong mỏi, hi vọng của mẹ đặt để nơi con:

“Lớn lên, lớn lên, lớn lên../Con làm gì/ Con làm thi sĩ!/Cánh cò trắng bay hoài không nghỉ/Trước hiên nhà/Và trong hơi mát caia văn..”

                             (Chế Lan Viên)

5

ÁNH TRĂNG

-“Nguyễn Duy muốn đứng giữa hôm nay và nhìn lại hôm qua từ tâm trạng riêng, tiếng thơ anh như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở (…). Không chỉ qua thể thơ, giọng điệu mà chất dân gian của thơ Nguyễn Duy ngấm trong cả cách cảm, lối nghĩ, trong quá trình “dàn dựng” hình tượng thơ. Tất cả cái đó vừa rất dân tộc, rất truyền thống lại khá hiện đại, khá mới.”

                             (Lê Quang Hưng)

-Liên hệ với sự thay đổi hoàn cảnh sống tác động đến suy nghĩ của con người:

“Mình về thành thị xa xôi/ Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng/ Phố đông còn nhớ bản làng/ Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng.”

                                       (Tố Hữu)

-Liên hệ với sự lãng quên quá khứ của người lính sau thời bình:

“Khéo trách người sao quá vội vàng/Bỏ lại bao kỉ niệm quá khứ/Khéo trách người sao quá phũ phàng/Lãng quên những yêu thương tình tự.”

6

BẾP LỬA

-“Ở Bằng Việt, cái sôi nổi, rạo rực của tuổi trẻ vừa như được nén lại, đồng thời lại được nêu lên bởi suy nghĩ… Một tâm hồn nhiều suy nghĩ, rung động tinh tế, một chủ nghĩa trữ tình xao động, bồi hồi, khi đậm đà, duyên dáng, khi âm vang, sâu thẳm.”

                                   (Lê Đình Kỵ)

 

-“Chất thơ hào hoa mà đằm thắm, tinh tế mà hồn nhiên, hào sảng mà trẻ trung, tươi mới mà gợi cảm, ấm áp và trí tuệ” chính là nguồn nhiệt năng tỏa sáng từ “Bếp lửa” đến với những trang thơ ngày nay của Bằng Việt.”

                            (Trần Quang Qúy)

-Liên hệ với kỉ niệm tuổi thơ bên bà:

“Tiếng gà trưa/Mang bao nhiêu hạnh phúc/Đêm cháu về nằm mơ/Giấc ngủ hồng sắc trứng.”

                                (Xuân Quỳnh)

-Liên hệ với tình yêu quê hương đất nước:

“Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người..”

                 (Nguyễn Trung Quân)

7

CON CÒ

-“Nói chung thơ Chế Lan Viên trên 50 năm luôn luôn là một giọng thơ gây nhiều sự chú ý của dư luận. Có thể nói: Chế Lan Viên là một nhà thơ không yên ổn, anh không yên ổn trong trăn trở sáng tác của mình và cũng mang đến sự không yên ổn trong tình hình thơ của chúng ta.”

                                         (Tế Hanh)

-“Chế Lan Viên là nhà thơ luôn có sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Ông luôn biết kế thừa, phát huy những tinh hoa của nền văn chương và nhân loại để mang lại cho tác phẩm của mình một vẻ đẹp riêng. Ông có sự nhận thức sâu sắc về chức năng của văn chương và sứ mệnh thiêng liêng của người nghệ sĩ đối với cuộc sống”.

-Vai trò của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời con:

Mẹ ru cái lẽ ở đời/ sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn/ bà ru mẹ..mẹ ru con/liệu mai sau các con còn nhớ chăng.”

                                (Nguyễn Duy)

-Con cò có sức sống bất diệt; lời ru sẽ sống mãi với con người, sống mãi với dân tộc Việt nam:

“Nghìn năm trên dải đất này/Cũ sao được cánh cò bay la đà/Cũ sao được sắc mây xa/Cũ sao được khúc dân ca quê mình!”

                                (Nguyễn Duy)

8

SANG THU

-“Thơ Hữu Thỉnh nghiêng về những suy tư và dày đặc những câu hỏi. Đó là lí do khiến thơ Hữu Thỉnh mang cái nhìn chiêm nghiệm về cuộc đời. Mặt khác, đã từng trải qua cuộc chiến tranh gian khổ, ác liệt nên thơ Hữu Thỉnh là sự thăng hoa của kinh nghiệm sống, là sự ngân vọng của những kỉ niệm sâu sắc về một thời bom đạn.”

                                   (Hà Thị Anh)

-Liên hệ với sự giao mùa:

“Thế là thu đã chớm sang/Trên cành lá biếc trổ vàng bâng khuâng.”

                                       (Sao Mai)

-Liên hệ với đặc trưng của mùa thu:

“Sáng mát trong như sáng năm xưa/Gío thổi mùa thu hương cốm mới.”

                        (Nguyễn Đình Thi)

9

VIẾNG LĂNG BÁC

-“Viễn Phương là một con người rất đa mang, rất nặng lòng với quá khứ, với cách mạng, quá khứ đấu tranh của dân tộc lẫn vào sâu sắc với thơ anh, với hồn anh, với đời anh.”

                           (Trần Thanh Đạm)

 

-“Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắt, cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Hình ảnh nào trong đời sống anh cũng tìm thấy chất thơ.”

                                (Mai Văn Tạo)

-Niềm tiếc thương vô hạn của dân tộc với vị cha già kính yêu:

“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa.”

                                        (Tố Hữu)

-Liên hệ với hình ảnh hàng tre xanh bên lăng Bác:

“Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm./Thương nhau tre chẳng ở riêng/Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.”

                                (Nguyễn Duy)

10

MÙA XUÂN NHO NHỎ

-“Thanh Hải chưa phải là một nhà thơ lớn. Nhưng một khi tiếng nói của cách mạng vút lên được thành thơ thì dẫu chưa phải một nhà thơ lớn vẫn rất quý.”

                      (Hoàng Trung Thông)

 

-“Nhà thơ Thanh Hải đã gửi lại cho đời “Một mùa xuân nho nhỏ”, “một nốt trầm xao xuyến”, nhưng đó là mùa xuân còn mãi như ngọn lửa nhỏ sẽ mãi nhen lên, đó là một nốt trầm cứ vang ngân không dứt.”

                               (Lê Khánh Mai)

-Liên hệ với hình ảnh thiên nhiên đất trời lúc vào thu:

“Mặt trời lên càng tỏ/ Bông lúa chín thêm vàng/ Sương treo trên đầu cỏ/ Sương lại càng long lanh/ Bay vút tận trời xanh/ Chiền chiện cao tiếng hót.”

                         (Trần Hữu Thung)

-Liên hệ với tinh thần tự nguyện, dâng hiến vì quê hương:

“Nửa mái đầu chớm bạc/ Còn gì cho quê hương/ Thân xin làm chiếc lá/ Thân xin làm hạt sương.”

                               (Viễn Phương)

11

NÓI VỚI CON

-“Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt nhiều màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo. Nét độc đáo nằm ở cả nội dung và hình thức. Với Y Phương, thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới, một phong cách mới.”

-Bản sắc quê hương đậm đà trong thơ Y Phương:

“Nàng về giã gạo Cao Bằng/ Để anh gánh nước Cao Bằng về ngâm/Nước Cao Bằng ngâm thì trắng gạo.”

                                         (Dân ca)

-Liên hệ với câu thơ “Con đường cho những tấm lòng”:

“Gập ghềnh xuống biển lên non/ Con đường tình nghĩa ai còn nhớ chăng?”

                                         (Ca dao)

12

TRUYỆN KIỀU

-“Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn..”

                                (Chế Lan Viên)

 

-“Nguyễn Du vĩ đại vì Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa.”

                                  (Nguyễn Lộc) 

-“Thúy Kiều không còn là con người bình thường mà phải là một nhân cách, một thước đo, một nguyên lý sống để mọi giá trị thực hay giả của đời sống đối chiếu với nó hay soi mình vào đó sẽ bộc lộ tất cả những bản chất tuyệt vời, cao đẹp hay bỉ ổi, xấu xa không thể ngụy trang, che dấu được.”

                                (Nguyễn Lộc)

13

LÀNG

-“Chỉ với ba truyện “Vợ nhặt”, “Làng”, “Con chó xấu xí”, Kim Lân đã có thể đàng hoàng ngồi vào chiếu trên trong làng văn Việt Nam.”

 

-“Khi viết về nạn đói, người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng vào tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người.”

                                        (Kim Lân)

-“Có thể nói linh hồn của truyện ngắn Làng là nhân vật ông Hai. Kim Lân đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp một vẻ riêng về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến, những con người bình thường và những điều tốt đẹp của họ-lòng yêu làng, yêu nước-được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp đẽ.”

                             (Trịnh Bích Ba)

-“Truyện ngắn này không phải viết về đời sống nơi tản cư mà viết về tình cảm của con người với làng xóm, quê hương. Truyện viết về chính những người dân làng tôi. ….Tôi yêu ngôi làng của tôi và không tin dân làng tôi có thể đi theo giặc Pháp. Tôi viết truyện ngắn Làng như thể để khẳng định niềm tin của mình và minh oan cho làng tôi.”

                                     (Kim Lân)

14

LẶNG LẼ SAPA

- “Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thành Long tương tự một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra. Ta thường gặp ở  Nguyễn Thành Long những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người  đọc”

                                         (Tô Hoài)

-“Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật.”

15

CHIẾC LƯỢC NGÀ

-“Nguyễn Quang Sáng có tài kể chuyện. Bằng một lối văn mộc mạc, anh cứ thủ thỉ kể hết cuộc tình này đến cuộc tình khác như một người nông dân Nam Bộ kể chuyện đời xưa và chuyện tiếu lâm. Ấy vậy mà với những trang viết mộc mạc này, Nguyễn Quang Sáng đã chạm tới những rung động vi nhiệm của tình yêu.”

                                (Phan Đắc Lập)

 

-“Trong sự nghiệp văn chương, Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn xuất sắc của Việt Nam.”

                    (Nguyễn Quang Thiều) 

-“Tác phẩm thuộc loại truyện đọc đã thấy hay, khơi dậy trong ta những tình cảm cao đẹp.”

-“Trong các chuyện tôi thích Chiếc lược ngà nhất, vì lối viết đơn giản như kể chuyện, thật tình, đẫm chất Nam Bộ. Nhân vật trong các truyện đều gần gũi, giản dị, sống phóng khoáng, rất anh hùng mà cũng rất đời thường.”

                         (Phan Đông Thúc)

16

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

-“Tôi hay để ý những tình huống ghê gớm trong cuộc sống, để dẫn đến làm thế nào giải quyết một tâm thế của đời sống, làm cho người ta tha thứ nhau, rồi người ta sống hòa bình hơn, và người ta thương yêu nhau hơn. Đấy là ý của tôi.”

                              (Lê Minh Khuê)

-“O du kích nhỏ giương cao súng/Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu/Ra thế to gan hơn béo bụng/Anh hùng đâu cứ phải mày râu/”

                                        (Tố Hữu)

-“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường/ Để cứu con đường đêm đấy khỏi bị thương/Cho đoàn xe kịp giờ ra trận/Em đã lấy tình yêu Tổ quốc mình thắp lên ngọn lửa/Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom..”

                          (Lâm Thị Mỹ Dạ)

 

Để giúp ích cho các em thật nhiều trong kì thi quan trọng sắp tới thì chỉ có thể là những buổi học tại KHÓA VĂN VIP 2K7  – một khóa học sẽ giúp các em cải thiện cũng như nâng cao kĩ năng làm bài để đạt được kết quả cao nhất.

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS.
Youtube Học Văn Chị Hiên.

Instagram Học Văn Chị Hiên.
Tiktok Học Văn Chị Hiên.

Tin liên quan