VIẾT KẾT BÀI NHANH VÀ ẤN TƯỢNG

Ngày 28/09/2021 17:19:53, lượt xem: 4198

Chắc chắn các bạn nhỏ của chị đã gặp phải trường hợp: Gần hết giờ rồi nhưng còn kết bài vẫn chưa biết viết sao. Vội vội vàng vàng, viết được 2, 3 dòng ngắn ngủn, trông bài viết "đầu voi đuôi chuột" lắm luôn. Vì vậy, cùng chị tìm hiểu cách làm sao để viết mở bài vừa nhanh, vừa ấn tượng nhé!

 

 

1. Kết bài có quan trọng không?

Có chứ! Kết bài là đoạn cuối cùng vừa để chốt lại vấn đề, vừa để gây ấn tượng cuối cùng đối với người đọc. Một kết bài hay sẽ để lại nhiều vương vấn và cảm xúc đấy. Nhiều bạn thường bỏ qua kết bài vì hết thời gian hoặc không biết viết gì. Một số bạn lại hộp kết bài vào phần luận điểm 3 (đánh giá khái quát sau phân tích). Chúng ta vẫn nên có một kết bài thật hay và ấn tượng để bài viết trọn vẹn nhé!

 

 

2. Kết bài cần viết gì?

Kết bài có nhiệm vụ khẳng định lại vấn đề nghị luận. Nhưng các bạn đừng dừng lại ở đó nhé! Hãy nêu thêm cảm nhận cá nhân, bàn luận mở rộng về vị trí tác phẩm,... để có một phần kết bài hay nha!

 

 

ĐỌC THÊM PHÂN TÍCH VĂN XUÔI: KẾT BÀI VIẾT GÌ TRONG 5 PHÚT

 

3. Viết kết bài như thế nào cho ấn tượng?

Chị tạm chia ra làm 2 phần.
Phần 1 em khẳng định vấn đề đơn giản bằng cách nhắc lại vấn đề có trong đề bài. Ví dụ đề yêu cầu phân tích hình tượng sông Hương trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, em có thể viết: Không lên gân giật cốt, không quá dồn dập vồ vã, sông Hương trong“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” trong lành mà thanh cao, nhẹ nhàng ôm ấp nâng niu cảm xúc của bạn đọc.

Phần 2 em có thể nêu thêm cảm nhận: Gấp lại trang bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta càng thêm yêu, thêm quý mảnh đất con người Huế mộng mơ, ta như thấy dòng sông Hương đang êm đềm như thế chảy mãi nơi xứ Huế, cùng với vô vàn câu chuyện của nó, ấm áp, nồng thắm, đầy cảm xúc biểu tượng, lãng mạn qua giọng kể không che giấu niềm tự hào của người lập ngôn - nhà văn, nhà văn hóa Hoàng Phủ Ngọc Tường. Và cũng vì thế, như một lẽ thường tình, văn hóa Huế ghi nhận thêm một bản sắc văn chương đại diện cho xứ sở mang tên Hoàng Phủ Ngọc
Tường.

Hoặc bàn luận: Niềm thương nhớ những dòng sông đã tạo nên một cây bút Hoàng Phủ Ngọc Tường, và có người nói: "Sông miệt mài chảy về biển lớn không ngơi nghỉ và Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng chính là một dòng sông, miệt mài sáng tác không ngơi nghỉ để đóng góp cho đời những áng văn thơ hay" Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường đẹp từ trong tư duy và vì thế đẹp cả trong cách thể hiện, với sự chặt chẽ của cấu trúc và sự trong sáng của ngôn ngữ. Đọc các tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người ta học được nhiều điều bổ ích, bởi ông là người đã “thổi hồn” vào thể ký...

Hoặc nhận định: Trước khi có “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Hương giang vốn dĩ vẫn chảy, vẫn đẹp, vẫn thơ mộng. Thế nhưng dường như phải đến bút kí này của Hoàng Phủ Ngọc Tường ta mới thấy được sông Hương một cách toàn diện nhất, sâu sắc nhất, huyền bí nhất. Và ta cũng dần dần nhận ra Huế đang có thêm một người kể chuyện cho văn hóa quê hương xứ sở. Đó là một người kể chuyện rất mực say mê, rất mực tài hoa. Để rồi từ đó cho mãi đến về sau này, nhắc về xứ Huế hình ảnh đại diện sẽ là sông Hương, nhắc về sông Hương là sẽ nhớ đến “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

 

 

Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay, và chạy nước rút hiệu quả, hãy đăng ký sở hữu các đầu sách và đăng ký khoá học của HVCH nhé!

Link đặt sách: https://bit.ly/2ZPn5bZ

Link đăng kí khóa VIP lớp 12: http://bit.ly/KHOAHOCVANVIP2K4

Link đăng kí khóa VIP lớp 11: https://bit.ly/KHOAHOC2K5

Link đăng kí khoá VIP lớp 10: http://bit.ly/khoahocvan10

 

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan