Đăng Ký Học
Ngày 28/05/2020 10:20:01, lượt xem: 4567
🌿🌿 VỢ CHỒNG A PHỦ 🌿🌿
🍂🍂 Mị - Hiện thân của sức sống tiềm tàng mạnh mẽ 🍂🍂
- Vậy sức sổng tiềm tàng là gì?
- Sức sống tiềm tàng là sức sống nội tại bên trong, có sẵn ở bên trong nhưng bị che lấp, nó như một hòn than âm ỉ cháy trong lớp tro nguội lạnh và khi có điều kiện thì sẽ bùng cháy. Mị giống như cây hoa đào, hoa mận Tây Bắc: trước mùa xuân thì gầy guộc mong manh nhưng lại ẩn chứa một sức sống mãnh liệt ở bên trong để chờ ngày mùa xuân mà bung nở màu hoa đẹp nhất.
...
Học văn chị Hiên - Hơn cả một bài văn 🌱🌱
1. Mỵ là hiện thân của sức sống tiềm tàng, sức mạnh vùng lên giải phóng
Sức sống tiềm ẩn mà mãnh liệt được thể hiện qua bốn chi tiết:
+ Câu nói phản kháng hôn nhân
+ Ý định ăn lá ngón tự tử
+ Biểu hiện rõ nhất trong đêm hội mùa xuân và đêm đông cởi trói cho A Phủ.
2. Sự thức tỉnh và hồi sinh khát vọng sống trong đêm tình mùa xuân
- Khung cảnh:
• Bức tranh mùa xuân: Mùa xuân đã về trên rẻo cao. Quyến rũ và say lòng biết bao là những đêm
tình miền núi. Năm ấy, Hồng Ngài ăn tết sớm. Niềm vui đón xuân như được nhân lên cùng niềm vui
thu hoạch mùa màng. Vạn vật đổi thay, đất trời như có men say, sự sống đang âm thầm cựa mình
xôn xao trong cây cỏ. Gió và rét dữ dội thổi vào cỏ gianh vàng ửng, cái màu sắc tươi thắm đang có
sức lan tỏa, cựa quậy tự trong linh hồn tạo vật, cái màu sắc tươi vui, đầy sức sống, ánh sáng, đối lập
với không gian sống tăm tối của Mị. Trên các mỏm núi: váy hoa xoè như con bướm sặc sỡ, đầy màu
sắc, phấn chấn, náo nức. Đám trẻ nô đùa cười ầm trước sân. Tiếng sáo vọng lại thiết tha bồi hồi.
Thiên nhiên rực rỡ màu sắc, náo nức âm thanh, sự hiện diện của một thế giới căng tràn nhựa sống.
• Đêm tình mùa xuân:
* Trong nhà: mọi người nhảy đồng, hát
* Bên ngoài: tiếng sáo gọi bạn yêu lơ lửng ngoài đường, tiếng sáo như có hình, lơ lửng, bồng bềnh,
như tình ai không tan, như lòng ai vẫn đợi. Đó là chi tiết trở đi trở lại như một ám ảnh, mời gọi,
vương vấn, khơi gợi kí ức và khát vọng yêu, sống trong Mị.
* Nội dung tiếng sáo: “Mày có con trai con gái rồi/ Mày đi làm nương/ Ta không có con trai con gái/
Ta đi tìm người yêu”, tiếng sáo mang khát vọng đôi lứa, khát vọng sống.
* Không gian, thời gian rạo rực khát vọng, thôi thúc con người tìm đến với men say tình yêu, men
say sự sống.
- Diễn biến tâm trạng:
• Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát..., u uất, mất cảm giác, không sống trong thực tại, mà lặn vào
vô thức, như nuốt cả bao nhiêu đau khổ.
• Đột nhiên thấy lòng phơi phới trở lại, có cảm xúc (nhận ra tiếng sáo)
• Nhận thấy mình còn rất trẻ. Ý thức về bản thân trở lại: Mị còn trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi
chơi, Mị cũng sắp đi chơi, câu văn như dựng nhân vật dậy, đi lại nôn nao rạo rực trên trang sách.
• Lúc sức sống trở về với niềm khao khát nhất thì Mị lại muốn chết: Nếu có nắm lá ngón trong tay
lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa, nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra...khi
cảm xúc, ý thức trở về là lúc Mị muốn chết, phi lí mà logic: ý thức tình trạng sống không bằng chết-
giải thoát.
• Do tiếng sáo- quên cái chết - xắn miếng mỡ khêu lại đèn, lấy váy, quấn tóc, những động tác nhanh,
mạnh, dứt khoát...
* Khát vọng được sống được yêu trở lại, kéo theo hành động: muốn được thấy ánh sáng, muốn làm
đẹp, ý thức về sự tồn sinh của mình (Liên hệ chi tiết: Mùi xà phòng trên áo của Đào trong “Mùa lạc”
khi kể cho Huân nghe về duyên mới, sự hồi sinh nữ tính thường được các nhà văn sử dụng để biểu
trưng cho sự trỗi dậy mạnh mẽ, sâu sắc nhất của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc)
- Sự vùi dập phũ phàng: bị A Sử trói, khát vọng vừa hồi sinh đã bị vùi dập.
- Nhưng sợi dây trói của A Sử chỉ trói được thân xác Mị, tâm hồn Mị vẫn bồng bềnh theo những
cuộc chơi, những đám chơi. Tiếng sáo từ chỗ ở ngoài Mị nay đã thành tiếng lòng của Mị: trong đầu
Mị rập rờn tiếng sáo. Rập rờn là từ tượng hình, âm thanh như lá đang reo, như cánh bướm giữa vườn
xuân đang vấy, rạo rực, xôn xao trong lòng thiếu phụ...Cả đêm hôm ấy, Mị lúc mơ, lúc tỉnh. Trong bóng tối, Mị đứng yên lặng, Mị như không biết mình đang bị trói. Chân Mị vẫn vùng bước đi, đi theo
tiếng gọi của tự do. Nhưng sợi dây trói thít lại nhắc Mị nhớ cảnh ngục tù. Mị không nghe tiếng sáo
nữa. Tiếng gọi của sự sống, của tự do đã tắt. Chỉ còn tiếng chân ngựa đạp vào vách, khô khan, tàn
nhẫn như biểu tượng của thân phận.
- Đêm mùa xuân không mảy may làm thay đổi cuộc đời Mị, tuy nhiên nó đã được nhóm lên để chuẩn
bị rực cháy trong hành động cứu A Phủ và cứu mình.
* Tiểu kết:
Qua nhân vật Mị, nhà văn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ:
- Tố cáo thế lực thống trị, cường quyền, thần quyền đã liên kết để cày đạp tước đoạt quyền sống của
những con người đáng ra phải được hạnh phúc nhất.
- Đồng cảm sâu sắc với số phận con người nghèo khổ miền núi trước cách mạng.
- Khám phá, phát hiện vẻ đẹp, phẩm chất người lao động, đặc biệt là khát vọng sống tự do.
3. Đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ
- Bối cảnh: những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có ngọn lửa kia Mị cũng
chết héo. Sáng nào Mị cũng sưởi lửa, hơ tay, lâu lắm rồi, Mị chỉ còn biết, còn ở với ngọn lửa. Bị
A Sử đánh, đêm sau Mị vẫn ra sưởi, gan lì, bướng bỉnh. Nhà văn gài một chi tiết báo hiệu sự phản
kháng của Mị
- Chứng kiến cảnh A Phủ bị bắt, trói:
+ Lúc đầu, Mị thản nhiên: “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Cảnh bị trói đến chết
không phải là hiếm hoi ở nhà thống lí. Mặt khác, Mị đã chịu đựng quá nhiều đau khổ về thể xác lẫn
tinh thần, trơ lì cảm xúc, tê liệt khả năng cảm thông, chia sẻ với cảnh ngộ khốn cùng của người
khác. Cuộc sống bao năm làm con rùa lầm lũi xó cửa khiến Mị quen cam chịu, nhẫn nhục, sức ì,
quán tính quá lớn.
+ Hôm sau: lé mắt trông sang, thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen
lại- chi tiết duy nhất trong đoạn trích thiên về phản ánh nội tâm A Phủ (A Phủ gần như được xây
dựng đơn giản hơn Mị: nhân vật của số phận và hành động) nước mắt ở một thanh niên bản lĩnh, gan
góc, yêu đời, mạnh mẽ diễn tả sâu xót nỗi đau, sự tủi cực, tình cảnh khốn cùng (có lẽ A Phủ cũng
đang hình dung mình sẽ bị trói cho đến chết). Giọt nước mắt tuyệt vọng của người đàn ông khỏe
mạnh đã làm thức lên sức mạnh của phái yếu, làm tan chảy cõi lòng giá băng, đánh thức hồi ức đau
thương, tuyệt vọng trong quá khứ của Mị. Mị chợt nhớ lại mình, thương mình đêm năm trước, cũng
bị A Sử trói như thế, nước mắt rơi xuống má, xuống cổ không lau đi được. Trời ơi, nó trói người ta
đến chết! Mị lại nhớ có người đàn bà đã từng bị trói đến chết trong nhà này. Giọt nước mắt nối liền
ba số phận. Lần đầu tiên, Mị ý thức tội ác của kẻ thù, nhận thấy ta là thân đàn bà, đợi ngày chết ở đây
thôi, người kia việc gì phải chết thế! Nhận thấy việc A Phủ phải chết là một điều vô lí, oan ức, bất
công, Mị biết thương người cùng cảnh ngộ.
- Độc thoại nội tâm: đồng cảm với A Phủ, với những người cùng cảnh ngộ, bất bình, tình thương trỗi
dậy.
- Giả định: A Phủ trốn, Mị bị trói đứng, phải chết trên cái cọc ấy, không sợ: thương A Phủ quên thân,
vị tha chiến thắng vị kỉ.
* Tô Hoài đã cắt nghĩa logic hành động của Mị: Mị ý thức tình trạng không còn gì để mất của mình
sâu sắc.
- Hành động: rút dao, cắt dây trói cứu A Phủ Đó là một việc làm táo bạo và hết sức nguy hiểm
nhưng nó phù hợp với nét tâm lí của Mị trong đêm mùa đông này. Sau khi cắt dây cởi trói cho A
Phủ, Mị cũng không ngờ mình dám làm một chuyện động trời đến vậy. Mị thì thào lên một tiếng “đi
ngay” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ vùng chạy đi còn Mị vẫn đứng lặng trong bóng tối. Câu văn được
tách riêng thành một dòng đặc biệt, khoảnh khắc ấy có tính chất quyết định đến cả một cuộc đời. Ta
có thể hình dung được nét tâm lí ngổn ngang trăm mối của Mị lúc này. Lòng Mị rối bời với trăm câu
hỏi: chạy theo A Phủ hay ở đây chờ chết?.
- Thế là cuối cùng sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị phải sống và Mị vụt chạy theo A Phủ.
Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi. Bước chân của Mị như đạp đổ uy quyền, thần quyền của bọn
lãnh chúa phong kiến đương thời đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao nhiêu năm qua. Mị đuổi kịp A Phủ
và nói lời đầu tiên. Mị nói với A Phủ sau bao nhiêu năm câm nín: “A Phủ. Cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó là lời nói khao khát sống và khát khao tự do của nhân vật Mị. Câu nói ấy chứa đựng biết
bao tình cảm và làm quặn đau trái tim bạn đọc. Đó chính là nguyên nhân - hệ quả của việc Mị cắt đứt
sợi dây vô hình ràng buộc cuộc đời của mình. Thế là Mị và A Phủ dìu nhau chạy xuống dốc núi. Hai
người đã rời bỏ Hồng Ngài - một nơi mà những kỉ niệm đẹp đối với họ quá ít, còn nỗi buồn đau, tủi
nhục thì chồng chất không sao kể xiết. Hai người rời bỏ Hồng Ngài và đến Phiềng Sa, nhưng những
ngày phía trước ra sao họ cũng chưa biết đến...
- Rõ ràng, trong đêm mùa đông này, sức sống tiềm tàng đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Chính nó đã giúp Mị vượt lên trên số phận đen tối của mình. Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc
Mị tự cứu lấy bản thân mình.
- Qua đoạn trích trên, Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi
nói riêng và những người phụ nự Việt Nam nói chung. Tô Hoài đã rất cảm thông và xót thương cho
số phận hẩm hiu, không lối thoát của Mị. Thế nhưng bằng một trái tim nhạy cảm và chan chứa yêu
thương, Tô Hoài đã phát hiện và ngợi ca đốm lửa còn sót lại trong trái tim Mị. Tư tưởng nhân đạo
của nhà văn sáng lên ở đó. Đồng thời qua tác phẩm, Tô Hoài cũng đã khẳng định được chân lí muôn
đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh để chống lại nó dù đó là sự vùng lên một cách
tự phát như Mị. Quả thật qua đó tác phẩm này giúp ta hiểu được nhiều điều trong cuộc sống.
* Nhận xét:
• Hành động tự cứu mình của Mị là hành động có tính chất tự phát, nhưng cội nguồn sâu xa của nó là
khát vọng sống mãnh liệt.
• Hành động làm thay đổi vị thế hai con người: nô lệ, cam chịu- tự do, nổi loạn.
• Hai nhân vật gặp gỡ nhau trong đau thương, cùng đường, nhờ khát vọng tự do mà vùng lên tự thay
đổi cuộc đời.
4. Một số đặc sắc về nghệ thuật.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
Nghệ thuật miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật, ít miêu tả hành động bên ngoài, nếu miêu tả thì
chú ý những hành động lặp đi lặp lại (thường cúi mặt, mặt buồn rười rượi )
Mượn hình tượng thiên nhiên để miêu tả tâm trạng (mùa xuân của thiên nhiên của đất trời như gợi
lên cả sức sống mùa xuân trong lòng Mỵ).
Trực tiếp miêu tả diễn biến tâm trạng tinh tế và hợp lý (phân tích cách miêu tả diễn biến tâm trạng
Mỵ theo hai cảnh: Đêm mùa xuân nghe tiếng sáo gọi bạn và đêm mùa đông cắt dây trói cứu A- Phủ)
+ Nghệ thuật kể chuyện: kể chuyện kết hợp nhiều điểm nhìn (bên ngoài, bên trong, xa, gần), dần dần
khám phá thế giới nội tâm sâu thẳm và ngọn lửa sống âm ỉ đằng sau vẻ ngoài vô cảm của Mị.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh: giàu chất thơ, chân xác.s
Chất thơ ấy, sự chân xác trong miêu tả hiện thực ấy còn được thể hiện rõ hơn nữa trong các nhân vật
A Phủ và cha con thống lí Pá tra. Đó là những nhân vật ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong giờ học tiếp.
Tin liên quan