Đăng Ký Học
Ngày 28/05/2020 09:17:52, lượt xem: 3291
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
1.1. Cuộc đời
Nhà văn Tô Hoài (1920 - 2014) tên thật là Nguyễn Sen, sinh tại quê nội Thanh Oai, Q.Hà Đông, Hà
Nội, và lớn lên tại quê ngoại thị trấn Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội.
- Tô Hoài là một trong những nhà văn sáng lập ra Hội Nhà văn Việt Nam, là chủ tịch đầu tiên của
Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội.
- Các giải thưởng tiêu biểu của ông: Giải nhất tiểu thuyết với tác phẩm Truyện Tây Bắc của Hội Văn
nghệ Việt Nam năm 1956, giải A với tiểu thuyết Quê nhà giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội năm
1967, giải thưởng Hoa Sen của Hội Nhà văn Á Phi với tiểu thuyết Miền Tây năm 1970... Ông được
trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật đợt 1 năm 1996.
- Chỉ được học hết bậc Tiểu học, phải làm nhiều nghề để kiếm sống trước khi cầm bút (liên hệ các
tác giả: Macxim Gorki (Nga), Nguyên Hồng, Kim Lân (Việt Nam) để thấy vai trò của “trường đời”
và tự học đối với sự thành công của các nghệ sĩ)
• Gắn bó sâu sắc với lứa tuổi thiếu nhi - cơ sở của những tác phẩm viết cho trẻ em.
• Đi nhiều, vốn sống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực phong tục và sinh hoạt đời thường - có
những trang viết chân xác, đằm thắm về đất và người nhiều vùng đất, nhất là đất và người Tây Bắc.
• Có cái nhìn hồn nhiên, trong trẻo mà sắc sảo, hóm hỉnh, thông minh về các sự vật, hiện tượng, con
người trong cuộc sống.
2. Tác phẩm
2.1. Hoàn cảnh ra đời
- 1952: Tô Hoài theo đơn vị bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, sống gắn bó với đồng bào tám tháng.
“Năm 1952, tôi theo bộ đội chủ lực, tiến quân vào miền Tây, tham dự chiến dịch giải phóng Tây
Bắc... Cái kết quả lớn nhất và trước mắt của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và con người miền
Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, không thể bao giờ quên”
- Chia tay, Tô Hoài viết tập truyện bằng sự am hiểu tường tận cuộc sống, phong tục, nhất là tâm hồn
phóng khoáng, tự do phảng chút hoang dại của đồng bằng miền núi; nỗi ám ảnh về những kỉ niệm
gắn bó và món nợ ân tình với người Tây Bắc.
- “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm xuất sắc được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953).
2. Vị trí của nhân vật
2.1. Sự xuất hiện: “Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con
quay gỗ ngát lăng nào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kẹo
dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp". Một đoạn văn ngắn với hàng loạt các động từ cùng lối miêu
tả các động tác nhanh, gấp: chạy vụt ra, ném, lăng, xộc tới, nắm cái uổng cổ, kéo dập đầu xuống, xé
lai áo, đánh tới tấp... cho thấy sức mạnh và tính cách con người A Phủ qua hành động. Cách giới
thiệu nhân vật gây ấn tượng, hé mở tính cách quật cường.
- Khung cảnh: đêm tình mùa xuân.
- Sự kiện: A Phủ đánh A Sử
- Văn cảnh (xét trong hệ thống cốt truyện): khi xung đột trong Mị đang dâng lên, tạo yếu tố kịch tính
giữa khát vọng hạnh phúc và hiện thực phũ phàng.
2.2. Số phận: bất hạnh
- Lai lịch: tuổi thơ đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, không còn người thân thích trên đời vì cả làng không
mấy ai qua được trận dịch. A Phủ phải đi làm thuê cuốc mướn từ năm 10 tuổi, motip nhân vật mồ côi
bất hạnh trong cổ tích.
- Khó có được hạnh phúc giản dị của một người con trai trưởng thành: không thể lấy nổi vợ.
- Chỉ vì đánh A Sử, bị bắt, bị đánh đập dã man (mặt sưng, đuôi mắt giập chảy máu, hai đầu gối sưng
bạnh như mặt hổ phù), cúng ma, bị cho vay nợ để nộp phạt, khao làng, không có tiền trả, phải ở nợ,
cuộc đời từ đây bị cột chặt trong vòng riết xoắn của kiếp trừ nợ. A Phủ trở thành người ở trừ nợ.
• Bị bóc lột sức lao động tàn tệ:
Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một
mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng, câu văn liệt kê, con người làm việc cơ học, như một cỗ
máy, triền miên, ngày qua ngày, tháng nối tháng, năm tiếp năm, mòn mỏi.
• Bị trừng phạt vì làm mất bò của chủ, tự mình lấy dây mây cột mình theo lệnh của thống lí, hiện
thực oái oăm, diễn tả sâu sắc, thấm thía tình cảnh tủi cực, ngang trái của kiếp đời nô lệ, cuộc gặp gỡ
tự nhiên giữa Mị và A Phủ.
* Cuộc gặp gỡ với số phận con dâu gạt nợ của Mị, bổ sung cho hình tượng những người lao động: vì
nghèo mà chịu đời nô lệ.
3. Phẩm chất:
- Gan góc, bộc trực, thẳng thắn. Từ nhỏ, khi có người bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của
người Thái. Tuy mới mười tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không thích ở dưới cánh đồng thấp, trốn
thoát lên núi, lưu lạc tới Hồng Ngài.
- Cá tính ấy lại được chính cuộc sống hoang dã của núi rừng cùng hoàn cảnh ở đợ làm thuê nhiều cực
nhọc, vất vả hun đúc để A Phủ trở thành một chàng trai có tính cách mạnh mẽ, táo bạo, có thể chất
dồi dào: khỏe, chạy nhanh như ngựa. Biết làm mọi việc: đúc lưỡi cày, đục cuốc, đi săn bò tót rất bạo,
là thanh niên chăm chỉ, chịu khó, tháo vát.
- A Phủ trở thành chàng trai Mông dũng cảm, niềm tự hào của trai làng, niềm ước ao của gái bản.
Con gái trong làng nhiều người mê, nhiều người nói: "Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu
tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu". Người ta ao ước đùa thế thôi, chứ A Phủ vẫn rất nghèo. A
Phủ không có cha, không có mẹ, không có ruộng, không có bạc, suốt đời làm thuê, làm mướn, phép
làng và tục lệ cưới xin ngặt nghèo sẽ không cho A Phủ có cơ hội để lấy vợ. Dù thế nhưng ngày Tết,
cũng như bao trai làng khác, A Phủ vẫn cùng trai làng chơi xuân.
- Ở vùng núi cao, bọn chúa đất như thống lí Pá Tra là một thứ trời con, con trai thống lí là con trời,
không ai dám đụng tới. Nhưng A Phủ không sợ. Với A Phủ, A Sử chỉ là đứa phá đám cuộc chơi, cần
phải đánh. Dám đánh lại A Sử – con trai thống lí chứng tỏ A Phủ không sợ cường quyền. Dù phải trả
một cái giá rất đắt cho hành động táo tợn ấy, nhưng là người đơn giản, A Phủ không quan tâm.
- Dám làm, dám chịu, khi bị đánh, A Phủ chỉ quỳ chịu đòn, im như tượng đá, gan góc, sức chịu đựng
phi thường.
- Khi đã phải sống thân phận của kẻ làm công trừ nợ, A Phủ vẫn là một chàng trai của tự do, dù phải
quanh năm một thân một mình "đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn
ngựa..." nhưng cũng là quanh năm A Phủ "bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng" làm phăng phăng
mọi thứ, không khác với những năm tháng trước kia. Khi rừng đói, vì mải bẫy nhím, để hổ bắt mất
bò, A Phủ điềm nhiên vác nửa con bò hổ ăn đó về. A Phủ nói chuyện đi "lấy con hổ về" một cách
thản nhiên và coi đó là một chuyện rất dễ dàng. A Phủ cãi lại thống lí cũng rất điềm nhiên: A Phủ
không biết sợ các uy của bất cứ ai. Con hổ hay thống lí Pá Tra cũng thế thôi. Kể cả khi lẳng lặng đi
lấy cọc và dây mây, rồi đóng cọc để người ta trói đứng mình chết thế mạng cho con vật bị mất, A
Phủ cũng làm các việc ấy một cách thản nhiên, không nói. Là người mạnh mẽ và gan góc, A Phủ
không sợ cả cái chết...
* Nhân vật mang vẻ đẹp khoẻ khoắn, cá tính, bản lĩnh, gan góc, tiềm ẩn sức sống, sức mạnh phản
kháng, chống bạo tàn của thanh niên lao động miền núi.
4. Nhân vật A Phủ là một đóng góp mới của tác giả về phương diện xây dựng nhân vật.
Sở trường quan sát nhạy bén và khả năng thiên phú trong việc nắm bắt cá tính con người là hai yếu
tố đã giúp nhà văn, chỉ với mấy nét đơn sơ mà tạo dựng được một hình tượng đặc sắc.
Tin liên quan