SOẠN BÀI: NHỮNG ĐỨA TRẺ

Ngày 04/09/2020 17:11:21, lượt xem: 952

NHỮNG ĐỨA TRẺ

(trích “Thời thơ ấu” – M. Go-rơ-ki)

Câu 1:

Đoạn trích chia làm 3 phần:

  • P1 (từ đầu… ấn em nó cúi xuống): Câu chuyện về tình bạn giữa những đứa trẻ
  • P2 (tiếp… cấm không được đến nhà tao): Sự cấm đoán diễn ra đối với tình bạn đó
  • P3 (còn lại): Tình bạn vẫn được duy trì

Các yếu tố xuất hiện ở phần 1 và 3: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu. Các yếu tố xuất hiện tạo nên mối quan hệ thống nhất và chặt chẽ, gây được ấn tượng với người đọc

Câu 2:

  • Ông bà ngoại của A-li-ô-sa là hàng xóm của đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp
  • Hai gia đình lại có địa vị xã hội khác nhau, tạo ra bức tường ngăn cách mối quan hệ tự nhiên của những đứa trẻ
  • A-li-ô-sa bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác, còn những đứa trẻ con đại tá mồ côi mẹ và phải sống với dì ghẻ

=> Những đứa trẻ đáng thương, thiếu thốn tình cảm nên giữa chúng nảy nở sự thấu hiểu và tình bạn trong sáng, gây xúc động cho nhà văn.

Câu 3 :

Hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm

  • Khi những đứa trẻ kể chuyện mẹ chết “chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con” => Hình ảnh những đứa trẻ đáng thương, côi cút
  • Khi đại tá xuất hiện, quát thì chúng “lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà”, những đứa trẻ hàng xóm bị áp chế => Những đứa trẻ bị cấm đoán, mất quyền tự do, mất sự hồn nhiên của tuổi nhỏ

Câu 4:

Câu chuyện có sự đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích:

  • Chi tiết về “dì ghẻ” người mẹ kế, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích.
  • Khi nói về “mẹ thật” A-li-ô-sa cũng lạc vào không khí truyện cổ tích.
  • Chi tiết người bà nhân hậu được kể bằng giọng của truyện cổ tích: “ngày trước, trước kia, đã có thời”

=>Nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện đời thường, truyện cổ tích giúp đoạn trích và tiểu thuyết Thời thơ ấu nói chung trở nên sinh động, hấp dẫn.

Tin liên quan