Đăng Ký Học
Ngày 04/09/2020 16:32:46, lượt xem: 1805
ĐỒNG CHÍ
(Chính Hữu)
Câu 1: Dòng thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?
Câu 2. Sáu dòng đầu của bài thơ đã nói về cơ sở hình thành đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
→ Hai miền đất, hai miền quê xa lạ, nhưng cùng chung cái “nghèo”, cái khắc nghiệt của thiên nhiên, của cuộc sống. Xuất thân của họ, đều là từ những người nông dân.
“Súng bên súng đầu sát bên đầu”. → Họ không quen nhau, nhưng lí tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau trong hàng ngũ cách mạng. “Súng” biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, “đầu” biểu tượng cho lí tưởng, suy nghĩ.
Câu 3: Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị của những hình ảnh, chi tiết đó?
→ Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết, người lính chia sẻ hơi ấm cho nhau. Mười câu tiếp theo là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí. Đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau:
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay.
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính."
→ Đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính: "Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày".
Câu 4 : Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. Đầu súng trăng treo. Những câu thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy?
Có thể thấy, đó là hình ảnh của một cuộc chiến đấu gian khổ. Sự khắc nghiệt của thời tiết, của địa hình, cái giá buốt của sương muối, cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo vẫn không khuất phục được người lính. Họ vẫn đứng cạnh nhau, sát cánh bên nhau để “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm cho họ, giúp họ vượt lên tất cả. Câu thơ cuối cùng thật đặc sắc: “đầu súng trăng treo”. Đó là một hình ảnh thực mà tác giả nhận ra trong những đêm canh gác, phục kích giữa rừng khuya. Là một hình ảnh chân thực, nhưng nó lại gợi đến những liên tưởng phong phú, sâu xa: “súng” là biểu tượng cho chiến tranh, cho khốc liệt. “Trăng” là hiện thân của vẻ đẹp yên bình, thơ mộng và lãng mạn. Hai hình ảnh kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng.
Câu 5: Theo em vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”?
Bài thơ được đặt tên là “Đồng chí”. “Đồng chí” là từ ghép Hán Việt nghĩa là cùng chung chí hướng, lý tưởng. Tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội vì vậy tác giả đã đặt tên bài thơ là “Đồng chí”.
Câu 6: Qua bài thơ này em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?
Bài thơ về tình đồng chí đồng đội làm hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí, đồng đội đã giúp người lính đứng vững trên trận tuyến đánh quân thù trong tư thế chủ động “chờ” đón đánh địch. Tình yêu thương giữa những người đồng chí có sức mạnh vô cùng.
Tin liên quan