PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TÁC GIẢ

Ngày 30/05/2021 16:17:05, lượt xem: 29023

STT

Tên tác giả  

Phong cách nghệ thuật Tác phẩm Đoạn viết mẫu
1 Chính Hữu Cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, hình ảnh thơ hàm súc. “Đồng chí” (1948) Chính Hữu là một trong những cây bút tiêu biểu viết về đề tài người lính và tình đồng chí đồng đội. Sắc xanh của áo lính như một người bạn đồng hành với ông trong suốt quá trình sáng tác.Có lẽ vì thế mà  nhắc đến Chính Hữu, người ta sẽ nhớ ngay đến thi phẩm “Đồng Chí” - những vần thơ giản dị mộc mạc, xúc cảm dồn nén cùng hình ảnh thơ hàm súc mà thiết tha sâu sắc.
2 Phạm Tiến Duật Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, pha chút ngang tàng, tinh nghịch mà sâu sắc. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”. Sê- Khốp đã từng nói: “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả...Nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ”. Nhìn vào nhà thơ Phạm Tiến Duật, ta thấy câu nói này thật đúng đắn.Giữa muôn vàn bài thơ viết về đề tài người lính bộ đội cụ Hồ nhưng ông vẫn ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc bằng phong cách riêng của mình. Chính vì thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, pha chút ngang tàng, tinh nghịch mà sâu sắc nên “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” tuy là  những trang thơ nói về người chiến sĩ nhưng lại mang một màu sắc rất lạc quan yêu đời, tạo sự hấp dẫn khi bạn đọc khám phá.
3 Huy Cận Thơ của ông sau cách mạng tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới. “Đoàn thuyền đánh cá” (1958)  Huy Cận được mọi người biết đến với một hồn thơ khi xưa hay sầu lắm. Giống như Hoài Thanh đã viết:”Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ,, phiêu lưu trong trường tình của Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng vớI Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. Thơ Huy Cận trước cách mạng có giọng buồn ảo não, vì vậy ông thường tìm đến thiên nhiên để vui chung vũ trụ nguôi sầu trần gian. Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Tám, hồn thơ của Huy Cận khoác lên màu áo mới. Thơ của ông tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới mà tiêu biểu là “Đoàn thuyền đánh cá” được viết vào năm 1958 trong chuyến đi thực tế đến vùng đất mỏ Quảng Ninh.
 
4 Bằng Việt Giọng điệu tâm tình, mượt mà, trong trẻo, tinh tế, vừa sâu lắng vừa mang tính triết luận suy tư. “Bếp lửa” (1963), đưa vào tập Hương cây- bếp lửa (1968). Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Giống những nhà thơ cùng thời, thơ của Bằng Việt cũng mang hơi thở của thơ ca thời kỳ này. Nhưng để ghi dấu ấn khó phai trong lòng bạn đọc, bên cạnh cái chung ấy, tác giả còn có những phong cách riêng của bản thân. Thơ của ông có giọng điệu tâm tình, mượt mà, trong trẻo, tinh tế, vừa sâu lắng mà vừa mang tính triết luận suy tư. Trong số những tác phẩm thơ nổi tiếng của ông, chắc rằng không ai có thể quên được “Bếp lửa”- bài thơ đầy ắp tình cảm của người cháu dành cho bà ở phương trời xa xôi.
5 Nguyễn Duy Thơ ông có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự sâu sắc. “Ánh trăng” (1978), in trong tập “Ánh trăng”. Nhắc đến Nguyễn Duy là nhắc đến hồn thơ có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự sâu sắc. Bởi thế mà Lê Quang Hưng đã từng nhận xét: “ Nguyễn Duy muốn đứng giữa hôm nay và nhìn lại hôm qua từ tâm trạng riêng, tiếng thơ anh như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở (...). Không chỉ qua thể thơ, giọng điệu mà chất dân gian của thơ Nguyễn Duy ngấm trong cả cách cảm, lối nghĩ, trong quá trình “dàn dựng” hình tượng thơ. Tất cả cái đó vừa rất dân tộc, vừa rất truyền thống lại khá hiện đại, khá mới.” Có dõi theo ‘Ánh trăng”, ta mới càng thấy lời đánh giá của Lê Quang Hưng là hoàn toàn đúng đắn.
6 Kim Lân Khai thác chất thơ bình dị của cuộc sống thôn quê với những thú vui đồng ruộng.
-Khám phá vẻ đẹp thuần phác, đôn hậu tiềm ẩn trong tâm hồn người nông dân.
-Lối viết tự nhiên, giản dị, cách miêu tả chân thực. Đặc biệt ông có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật.

 
“Làng” được viết thời kì đầu kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Sinh ra và lớn lên ở làng quê Việt Nam, Kim Lân vốn gắn bó và am hiểu đời sống của những con người chất phác, bình dị nơi đây. Trong những trang văn của mình, ông khám phá vẻ đẹp thuần phác, đôn hậu tiềm ẩn trong những người  nông dân bằng lối viết tự nhiên, giản dị, cách miêu tả chân thực, đặc biệt là biệt tài phân tích tâm lí nhân vật. Đọc những dòng văn trong truyện ngắn “Làng”, ta mới thật khâm phục tài năng của Kim Lân.
7 Nguyễn Thành Long Là cây bút chuyên viết về truyện ngắn với nét đặc sắc là luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ giàu chất thơ, trong trẻo, nhẹ nhàng.
 
“Lặng lẽ Sapa” (1970), in trong tập “Giữa trong xanh” (1972). Chẳng phải tự dưng mà “Lặng lẽ Sapa” được coi là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Thành Long bởi thiên truyện là minh chứng rõ nét nhất cho phong cách sáng tác của ông. Với lối viết đặc sắc, luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ giàu chất thơ, trong trẻo, nhẹ nhàng, những trang văn cứ thế đi vào lòng người đọc để lại những ấn tượng khó phai.
8 Nguyễn Quang Sáng Tình huống truyện hấp dẫn, đầy kịch tính, giàu chất thơ, biệt tài phân tích tâm lí nhân vật, lối viết tự nhiên, giản dị “Chiếc lược ngà” (1960) và đưa vào tập truyện cùng tên (1962). Nguyễn Quang Sáng là một trong số ít nhà văn của người dân Nam Bộ. Bằng cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, đầy kịch tính, giàu chất thơ cùng với biệt tài phân tích tâm lí nhân vật và lối viết tự nhiên, giản dị, ông đã để lại cho đời tác phẩm có giá trị sâu sắc như “Chiếc lược ngà”.
9 Nguyễn Du -Thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả
+)Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người.
+)Lên án, tố cáo những thế lực đen tối, chà đạp con người.
“Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh) được sáng tác vào đầu thế kỉ XIX (1805-1809). Nguyễn Du nổi bật giữa bầu trời văn chương như một ngôi sao rực rỡ với ánh sáng lạ thường. Những tác phẩm của ông đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của bản thân. Qua “Truyện Kiều”, ta có thể thấy ông luôn thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người và lên án, tố cáo những thế lực đen tối, chà đạp cuộc sống của những người thấp cổ bé họng trong xã hội thời phong kiến xưa.
10 Nguyễn Dữ Thể hiện tư tưởng nhân đạo: mong muốn con người được sống yên bình, trong sự công bằng, niềm yêu thương giữa người với người. “Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện thứ 16 trong 20 truyện được chép lại trong tác phẩm Truyền kì mạn lục bằng chữ Hán. Khi nhắc đến Nguyễn Dữ, người đọc sẽ không thể không nhớ đến “Truyền kì mạn lục”- tác phẩm nổi tiếng của ông. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” - chuyện thứ 16 trong 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”, ông đã thể hiện tư tưởng nhân đạo của mình qua nhân vật Vũ Nương. Ông luôn mong muốn con người được sống yên bình trong sự công bằng, niềm yêu thương giữa người với người, một xã hội bình đẳng nơi mà con người ai cũng như nhau.

 

Để giúp ích cho các em thật nhiều trong kì thi quan trọng sắp tới thì chỉ có thể là những buổi học tại KHÓA VĂN VIP 2K7  – một khóa học sẽ giúp các em cải thiện cũng như nâng cao kĩ năng làm bài để đạt được kết quả cao nhất.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS.
Youtube Học Văn Chị Hiên.

Instagram Học Văn Chị Hiên.
Tiktok Học Văn Chị Hiên.

 

Tin liên quan